Các vấn đề về xã hội và xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 93 - 97)

- Địa phương

10 DA hỗ trợ phát triển chăn nuôi và tìm thị trường nông sản

3.4.2. Các vấn đề về xã hội và xóa đói giảm nghèo

3.4.2.1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế và theo chuẩn chương trình mục tiêu quốc gia

Năm 2005 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình mục tiêu quốc gia là 25%, đến năm 2006 tỷ lệ này giảm còn 18,6% và đến năm 2007 là 14% tương ứng với số hộ thoát nghèo là 672 hộ. Tuy nhiên, tính theo chuẩn nghèo quốc tế thì tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 32%, năm 2006 là 24,8% và năm 2007 là 18,6%

Với diện tích đất trồng trọt giới hạn và nhu cầu của thị trường nông sản truyền thống hạn chế, để đạt được tăng trưởng cao, tạo cơ hội cho xóa đói giảm nghèo phải tiến hành đồng bộ các biện pháp như phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng đầu tư cho nông nghiệp đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn, tín dụng để hướng đầu tư phục vụ cho người nghèo . . . nhằm đảm bảo các mục tiêu tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, tạo thu nhập bền vững, tăng khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp . . .

- Dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” được thực hiện đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và đáp ứng phần lớn các nhu cầu cấp thiết của cộng đồng dân nghèo. Dự án đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội rõ rệt đối với người dân vùng dự án nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Ngoài lợi ích trực tiếp này, dự án còn góp phần nâng cao chất lượng và quy mô hạ tầng cơ sở nông thôn, cải thiện môi trường sinh thái và môi trường xã hội khu vực và đóng góp vào việc đẩy nhanh quá trình phát triển cảnh quan nông thôn chung. Có thể nói việc thực hiện dự án đã cải thiện điều kiện đia lại, dịch vụ xã hội cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong huyện.

Tuy nhiên, một bộ phận dân cư còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa thực sự tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo đã làm mất đi ý nghĩa của dự án cũng như mục tiêu ban đầu mà dự án đã đặt ra. Thêm vào đó, huyện vẫn chưa có những giải pháp kinh tế - xã hội đủ mạnh để lôi kéo người dân tham gia. Lực lượng lao động dồi dào nhưng đội ngũ lao động có khả năng tiếp thu kỹ thuật còn thiếu, dẫn đến chưa huy động được nội lực và ngoại lực vào phát triển. Do vậy, mà chưa có một phương án nào được lên kế hoạch cho tính bền vững của dự án.

- Đối với các nguồn lực sinh thái: đất rừng, chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 60% diện tích tự nhiên của huyện. Mặc dù địa hình núi non hiểm trở nhưng tình trạng chặt cây, phá rừng vẫn diễn ra khá nghiêm trọng. Trên quy mô toàn huyện, hầu hết các quả đồi, khu rừng ở những nơi gần đường đi đều bị phát quang để chuyển thành đất canh tác hoặc chặt cây để lấy củi đun, chặt cây để lấy gỗ làm nhà và xây dựng các công trình khá phổ biến. Cùng với sự gia tăng dân số và tình trạng lấn rừng ngày một gia tăng làm những gia trị về đa dạng sinh học bị đe doạ bởi nạng đốn gỗ, lấn rừng để lấy đất nông nghiệp, kiếm củi và săn bắn. Khai thác với tốc độ này đã dẫn đến sự phát triển kém bền vững của dự án.

Trong 5 hợp phần của dự án, có 2 hợp phần liên quan trực tiếp đến vấn đề môi trưòng đó là hợp phần an ninh lương thực và hợp phần tạo thu nhập

* Hợp phần An ninh lương thực: Hợp phần này bao gồm nhiều hoạt động nhằm mục đích cải thiện nguồn lương thực cho dân cư trong vùng dự án. Cụ thể, tiểu hợp phần vườn gia đình là một hoạt động can thiệp ở cấp mưu sinh gắn liền với việc cải thiện bữa an thông qua việc tăng cường đa dạng hóa lương thực và mở rộng tính sẵn có của các cây lương thực theo vụ. Tiểu hợp phần gia cầm tập trung vào việc cải thiện tính bền vững của việc nuôi gia cầm với hình thức thả vườn thông qua các chương trình tiêm vắc xin và tăng cường chăn nuôi gia súc. Các tiểu hợp phần này được thực hiện sẽ có những tác động tích cực đối với môi trường, tức là việc sản xuất phục vụ mưu sinh tăng lên thì việc săn bắn, kiếm củi … nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực sẽ giảm đi. Hoạt động tập huấn sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh, cung

cấp hệ thống nước sinh hoạt đã giảm bớt những bất lợi về môi trường thông qua việc khai thác, sử dụng nguồn nước bừa bãi.

* Hợp phần Tạo thu nhập: Hoạt động khai thác ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xây dựng từ nhu cầu của các hộ gia đình trên cơ sở phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các mô hình trình diễn tạo thu nhập bền vững thông qua việc quản lý thích hợp các nguồn lực này và đạt được lợi ích đáng kể về môi trường.

Các hoạt động phi nông nghiệp tập trung vào việc khuyến khích những hộ gia đình nghèo áp dụng chế biến nông sản quy mô nhỏ và nghề thủ công như nghề thêu tay đã tạo ra cơ hội có thu nhập. Những mô hình trình diễn đã ứng dụng thực tiễn và điều kiện tự nhiên nên cũng không gây tác động hại cho môi trường.

Các hoạt động xây dựng đường giao thông không được các chuyên gia môi trường kỹ thuật hỗ trợ kỹ thuật đúng mức đã có một số tác động không tốt tới môi trường như một số con đường không xử lý đúng kỹ thuật đã bị xói lở nhất là vào mùa mưa lũ. Việc sử dụng nước cuối nguồn của người dân không được xác định một cách chi tiết nên lượng nước chảy tối thiểu không thể duy trì ổn định nước cuối nguồn, nhất là vào mùa hè.

3.4.2.2. Cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã trong huyện

Tính đến năm 2007, đã có 96% hộ nghèo vùng dự án tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh và 100% tỷ lệ xã có hệ thống nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh. Mặc dù tỷ lệ tử vong ở trẻ em và tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm hẳn, song các bệnh liên quan tới sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh vẫn là một vấn đề lớn về sức khoẻ. Việc cung cấp hệ thống nước sinh hoạt và hỗ trợ các khóa tập huấn về sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh của dự án đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông, cụ thể như sau:

- Nâng cao hiểu biết của người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa nước sạch, vệ sinh với sức khoẻ.

- Tăng nhu cầu dùng nước sạch, hợp vệ sinh với người dân, tạo thói quen sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, nhằm hạn chế các bệnh truyền nhiễm.

- Khuyến khích người dân tham gia xây dựng kế hoạch, giám sát các công trình cung cấp nước sạch; tham gia các khoá tập huấn về sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của họ trong việc sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh

- Cung cấp cơ bản một lượng nước sinh hoạt đủ cho sinh hoạt của người dân; các công trình cung cấp nước sinh hoạt, nước tự chảy, giếng đào đã cung cấp cho người dân trung bình khoảng 60lít nước/người/ngày

Tuy nhiên, do một số công trình giếng đào do không có cơ quan kiểm định chất lượng nên mức độ an toàn là không thể kiểm soát được. Các công trình nước tự chảy vẫn chưa được tính toán lượng nước chảy tối thiểu để có thể duy trì nhằm tránh tình trạng thiếu nước cuối nguồn.

Đa số các hộ đều có đủ nguồn nước sinh hoạt, nhưng cũng còn một số ít hộ ( khoảng 3,7%) không có đủ nước để dùng cho sinh hoạt.

3.4.2.3. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Tính đến cuối năm 2007 tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xấp xỉ 27%. Với việc hỗ trợ các mô hình, các khóa tập huấn cho người dân, dự án đã có những tác động tích cực sau:

- Qua các khoá tập huấn, các mô hình dự án đã trang bị cho người dân, đặc biệt là các bà mẹ có con nhỏ kiến thức về phòng và chữa bệnh; giúp họ có những hiểu biết đúng và đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và điều kiện gây bệnh một số bệnh chủ yếu như sốt rét, viêm nhiễm đường hô hấp . . .

Bên cạnh đó dự án cũng có một số tác động tiêu cực sau:

- Vẫn còn một số tập quán không hợp vệ sinh trong các cộng đồng dân tộc. Điều này liên quan đến tập quán tổ chức tang lễ dài ngày, nấu ăn không sạch sẽ, uống nước không được đun sôi, vệ sinh môi trường không được chú trọng . . . Việc thay đổi tập quán của họ đã có một số phản ứng không đồng thuận của một bộ phận các dân tộc; điều này đã gây hiểu lầm giữa cán bộ dự án và người dân địa phương.

- Người dân tộc còn gắn chặt với nền kinh tế hiện vật, tự cung tự cấp với hậu quả tiền mặt rất khan hiếm. Trong khi đó để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ em, chống suy

dinh dưỡng cần phải có tiền để trang trải các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, y tế và thậm chí là mua cá thịt cho bữa ăn hàng ngày . . . Người dân chỉ phàn nàn rằng họ không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w