PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 108 - 112)

- Địa phương

MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

4.2. PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

“GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

Mục tiêu của Ban QLDA cũng là mục tiêu chung mà ban đầu dự án đã đặt ra đó là: hỗ trợ cho người nghèo ở các xã vùng dự án có được cuộc sống ổn định với chất lượng được cải thiện, qua đó giảm được tỷ lệ đói nghèo và nâng dần đời sống vật chất, tinh thần của đồn bào dân tộc lên. Đến năm 2009, khi dự án kết thúc, về cơ bản xóa được đói, giảm tỷ lệ đói nghèo

Để đạt các mục tiêu đó, Ban QLDA Giảm nghèo phải có kế hoạch triển khai các hoạt động còn lại trong thời gian còn lại là 21 tháng, với việc giải ngân là 54% tổng số vốn còn lại.

4.2.2. Định hướng phát triển các hoạt động của dự án

4.2.2.1. Hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp thủy sản

Ban QLDA tỉnh đang có kế hoạch tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân bằng các buổi tập huấn đầu bờ (cầm tay chỉ việc), một hoạt động cần hướng dẫn nhiều lần.

Rà soát các hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp thuỷ sản, kiểm tra xem hoạt động nào phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu hoạt động nào hiệu quả có thể nhân rộng thì hỗ trợ để nhân rộng mô hình đó; nhưng nếu hoạt động nào không mang lại hiệu quả thì loại bỏ, không đưa vào kế hoạch vốn hàng năm. Tận dụng lợi thế của miền núi, tập trung thực hiện mô hình Trồng rừng - cây công nghiệp dài ngày - chăn nuôi đại gia súc: Trồng rừng kinh tế như cây keo tai tượng, bạch đàn …(trồng rừng phù hợp với chủ trương lớn của Nhà nước hiện nay; cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu, chè ở những xã thổ nhưỡng và địa hình cho phép; chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, dê … Do điều kiện địa hình chia cắt, việc lan truyền bệnh gia súc được hạn chế rất nhiều, do vậy, trước mắt khoanh vùng có dịch để dập dịch, vùng không có dịch vẫn cho phát triển số lượng đầu gia súc, không nên dừng hẳn việc tăng đàn gia súc như hiện nay.

Tổ chức các cuộc họp, hội nghị giữa các cơ quan quản lý chuyên môn như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp

Thiên Huế, nhóm HTKT huyện Nam Đông . . . để thống nhất giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động và đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Để hoạt động có tính bền vững, dự án đang có kế hoạch hỗ trợ thêm (đặc biệt là các hộ nghèo) về kỹ thuật sản xuất, cung cấp các yếu tố đầu vào, thu mua sản phẩm như mật ong, giống cá …

4.2.2.2. Hoạt động đầu tư xây dựng CSHT

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành; xây dựng quy trình thẩm định, phê duyệt các thủ tục về xây dựng, quản lý và đầu tư hợp lý trình UBND tỉnh phê duyệt, nhằm giúp giảm thiểu thời gian không cần thiết. Đồng thời Ban QLDA tỉnh đang đề nghị UBND huyện ra quyết định về vận hành bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng nông thôn để sau này khi dự án kết thúc, huyện có cơ sở pháp lý thực hiện công tác này.

Phối hợp với các tỉnh dự án kiến nghị ADB điều chỉnh tỷ lệ vốn tài trợ cho hoạt động xây dựng CSHT là 90% vốn ADB tài trợ, 10% vốn Đối ứng. Ban quản lý dự án có kế hoạch rà soát lại các khoản kinh phí nếu có nguồn vốn nào không thể thực hiện được thì chuyển vốn sang xây dựng cơ sở hạ tầng. Lý do là hiện tại ở vùng dự án, như đã chỉ ra trong VDP của các xã dự án thì nhu cầu về hạ tầng còn rất lớn. Đầu tư của dự án chỉ mới đáp ứng được 45% nhu cầu về cơ sở hạ tầng. Chính vì vậy có thể đầu tư hạ tầng thay cho việc đầu tư vào các hoạt động có tính khả thi thấp hoặc không khả thi. Ngoài ra, tổng vốn của dự án sẽ tăng thêm do trượt giá giữa đồng SRD và đồng USD cho nên Ban QLDA tỉnh có kế hoạch chuẩn bị đầu tư phần vốn tăng thêm này để có thể thực hiện đầu tư trong năm 2008.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng CSHT, nhất là giám sát cộng đồng do người dân thực hiện để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân, đồng thời giúp người dân kiểm tra chất lượng công trình đảm bảo quá trình vận hành công trình đi vào hoạt động có được hiệu quả cao.

4.2.2.3. Lồng ghép các nguồn vốn đầu tư: Phối hợp với huyện, các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện rà soát lại các hoạt động đầu tư năm 2008, 2009, từ đó lồng ghép các hoạt động hoặc loại trừ các hoạt động trùng lắp.

4.2.2.4. Hoạt động hỗ trợ sử dụng nước sạch: Tiếp tục các hoạt động hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền quảng cáo cho người dân trong vấn đề sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc đảm bảo sức khoẻ thông qua việc sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh.

4.2.2.5. Hoạt động hỗ trợ trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: Tiếp tục thực hiện xây dựng các mô hình dinh dưỡng cho các bà mẹ có con nhỏ, hướng dẫn họ chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng con cái. Đồng thời, cần phải tăng cường thêm các hoạt động tuyên truyền, giải thích rộng rãi trong nhân dân

4.2.2.6. Hỗ trợ giảm tỷ lệ hộ nghèo

Phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động nêu trên để đạt được mục tiêu chung là đảm bảo an toàn lương thực một cách bền vững cho người dân, giảm cơ bản hộ nghèo.

Với một số người dân tộc thiểu số việc không biết tiếng Kinh sẽ khiến họ ít được tiếp xúc với thông tin từ dự án. Dự án có kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo cho người dân. Đây là một trong những nguyên nhân sẽ dẫn đến thành công của dự án. Các hình thức tuyên truyền như loa đài, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền trong các cuộc họp … đang được xúc tiến sẽ giúp người dân hiểu và có nhận thức sâu sắc hơn về dự án.

Tại những xã vùng xa, dân tộc thiểu số, tỷ lệ người dân đi họp về dự án thông thường là đàn ông. Do phong tục tập quán, đàn ông thường tham gia công tác xã hội nhiều hơn còn lao động chủ yếu trong gia đình lại do phụ nữ gánh vác. Vì vậy khi thực hiện các hoạt động của dự án thì người phụ nữ lại đóng vai trò chủ yếu mà người đàn ông sau khi được tập huấn ít truyền đạt lại cụ thể cho phụ nữ nên thực hiện mô hình có nhiều sự sai lệch, không mang lại hiệu quả cao. Vì lý do đó mà các khóa

tập huấn về giới cũng đang được lên kế hoạch và sẽ sớm được thực hiện trong năm 2008.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 108 - 112)