- Địa phương
10 DA hỗ trợ phát triển chăn nuôi và tìm thị trường nông sản
3.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá của hộ hưởng lợi đối với các hoạt động của dự án
các chương trình, dự án kết thúc thì mọi việc đâu lại vào đó.
3.4.3. Phân tích ý kiến đánh giá của hộ hưởng lợi đối với các hoạt động của dự án án
* Kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra
Phân tích độ tin cậy của số liệu điều tra nhằm mục đích để đo lường các số liệu điều tra có gặp phải các sai sót, mâu thuẩn không? Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang chia độ Likert gồm 5 mức được đưa ra để người được phỏng vấn lựa chọn. Với thang chia độ Likert này thì điểm 1 là điểm cao nhất thể hiện mức độ hỗ trợ tốt nhất, tham gia tích cực nhất, tốt nhất và điểm 5 là điểm thấp nhất thể hiện sự hỗ trợ kém nhất, không tham gia tích cực, xấu nhất, yếu nhất mà nhà các hộ hưởng lợi đánh giá. Nếu người được phỏng vấn điền vào số 3, điều đó có nghĩa rằng vấn đề nêu ra là bình thường, không có sự hỗ trợ tích cực cho các hộ hưởng lợi (Chi tiết phụ lục 1: Phiếu điều tra hộ hưởng lợi của dự án ).
Để kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra, chúng tôi đã sử dụng hệ số tin cậy Alpha cho từng biến cũng như hệ số tin cậy cho toàn bộ câu hỏi đã được sử dụng để điều tra phỏng vấn. Kết quả phân tích độ tin cậy của các câu hỏi có liên quan đến mức độ hiệu quả của các hoạt động của dự án , mức độ ảnh hưởng của chúng đối với đời sống, nhận thức của người dân địa phương
Qua kiểm tra độ tin cậy số liệu điều tra, cho thấy hệ số Alpha của từng biến trên 0,5 và hệ số Alpha của tổng thể là 0,776. Hệ số tương quan của các biến đều trên 0,5
(chi tiết xem Phụ lục IV). Vì vậy, có thể kết luận rằng các thông tin từ số liệu điều tra là khá tin cậy để sử dụng cho công tác nghiên cứu.
Việc đánh giá mức độ tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông bao gồm nhiều nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung phân tích đánh giá những khí cạnh sau đây:
- Xem xét mức độ hỗ trợ của các hoạt động của dự án đối với đời sống người dân địa phương.
- Đánh giá sự phù hợp của các hoạt động đó đối với người hưởng lợi vùng dự án
3.4.3.1. Mức độ hỗ trợ của các hoạt động của dự án
Để đánh giá được chất lượng của các hoạt động của dự án, trước hết chúng tôi tổng hợp, xem xét mức độ hỗ trợ các hoạt động của dự án đối với đời sống người dân vùng dự án như thế nào dưới những nhận định của chính họ.
Chúng tôi tổng hợp một cách tương đối các nội dung hoạt động mà dự án đã đầu tư để người trả lời lựa chọn bao gồm 9 nội dung, sử dụng thang điểm Likert gồm 5 mức (từ 1 đến 5 theo mức độ quyết định đánh giá từ cao nhất đến thấp nhất, xem câu hỏi ở Phiếu điều tra) được đưa ra để người được phỏng vấn có sự lựa chọn dễ dàng. Tuy nhiên, để đơn giản khi phân tích, chúng tôi chia thành 3 mức: Hỗ trợ rất nhiều (thang điểm từ 1 đến 2 điểm), bình thường (thang điểm 3) và hỗ trợ rất ít (thang điểm từ 4 đến 5 điểm), cụ thể chúng tôi tổng hợp theo bảng dưới đây:
Nguồn vốn dự án lớn, được đầu tư dàn trải vào nhiều hoạt động cho nhiều hộ hưởng lợi nên mức độ đầu tư cho mỗi hoạt động tính trên đầu người là khá cao. Đa số các hoạt động đều được thực hiện theo các VDP/CDP, nên nhu cầu của người dân khó có thể được đáp ứng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, ban QLDA tỉnh phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ, các phòng chuyên môn của huyện để triển khai đồng loạt một số nội dung hoạt động tại 9 xã vùng dự án nên ở xã này ý kiến người dân cho rằng dự án hỗ trợ quá nhiều cho hoạt động này và ít cho hoạt động khác, nhưng ở xã kia thì ý kiến của người dân lại trái ngược.
Bảng 3.15: Các hoạt động dự án đã đầu tư
ĐVT: %
Ý kiến hộ hưởng lợi Tổng cộng Hỗ trợ nhiều Trung bình Hỗ trợ ít
1/ Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, gieo trồng . . . 47,3 30,6 22,1 100,0 2/ T/huấn về duy tu, bảo dưỡng công trình 28,7 29,6 41,7 100,0 3/ T/huấn về sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh 42,6 22,2 35,2 100,0
4/ T/huấn về dinh dưỡng cho trẻ em 35,2 34,3 30,5 100,0 5/ T/huấn về công tác lập kế hoạch thôn, xã 46,3 25,9 27,8 100,0 6/ T/huấn về giám sát, đánh giá 47,3 26,9 25,8 100,0 7/ Hỗ trợ cây, con giống, phân bón … 54,6 25,9 19,5 100,0 8/ Hệ thống nước tưới, kênh mương 69,4 11,1 19,5 100,0
9/ Hệ thống đường sá 40,7 25,0 34,3 100,0
Nguồn: Lược trích kết quả tính toán từ số liệu điều tra
Đa số ý kiến của người hưởng lợi cũng đánh giá mức độ hỗ trợ của dự án ở các hoạt động là đồng đều nhau, có nghĩa là hoạt động đều được dự án đầu tư theo VDP/CDP, đúng như thiết kế ban đầu của dự án là dự án
3.4.3.2. Đánh giá sự phù hợp các hoạt động của dự án đối với người hưởng lợi
Nhìn chung, các khóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất nông – lâm nghiệp do dự án tổ chức là phù hợp. Tuy nhiên, có sự chênh lệch về trình độ học vấn của học viên, thêm vào đó là một số khóa tập huấn với tốc độ giảng bài của giảng viên nhanh và phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa phù hợp, thời gian các khóa tập huấn trung bình chỉ từ 3 - 4 ngày nên học viên chưa nắm bắt hết nội dung. Một số khóa tập huấn vẫn chưa sát với tình hình thực tế ở địa phương nên tính hữu ích rất thấp. Dự án cần tổng hợp các phiếu đánh giá kết quả của học viên sau các khóa tập huấn để từ đó tổ chức các khoá tập huấn phù hợp hơn cho người dân.
Bảng 3.16: Mức độ phù hợp các khóa tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp
ĐVT: %
Ý kiến hộ hưởng lợi Phù hợp
Bình thường
Không phù hợp
1/Nội dung tập huấn 61,0 28,7 100,0 0,058 0,478
2/Tính hữu ích của khóa tập huấn 83,4 4,6 12,1 0,276 0,601
3/Thời gian tập huấn 51,0 21,3 27,7 1,210 0,274
4/Cách giảng bài của giảng viên 41,7 21,3 37,0 1,622 0,206
5/Tốc độ bài giảng của giảng viên 46,3 19,4 34,3 1,248 0,266
6/Cách tổ chức lớp học 63,9 18,5 17,6 0,148 0,701
Mức ý nghĩa α= 0,05 63,9 18,5 17,6 0,148 0,701
Nguồn: Lược trích kết quả tính toán từ số liệu điều tra
Mặc dù mức độ đầu tư đối với các hộ hưởng lợi tương đối đồng đều nhau, tuy nhiên do nhiều yếu tố khác tác động như điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, trình độ dân trí, nhận thức của người dân ... nên kết quả đầu tư đầu tư cho mỗi hộ được xem là có sự khác biệt. Điều này cũng có thể lý giải tại sao hoạt động này thành công ở hộ này nhưng lại thất bại ở hộ khác. Vì vậy, những hộ hưởng lợi khi được hỏi ý kiến về các hoạt động của dự án có thu nhập và trình độ khác nhau sẽ có những đánh giá khác nhau.
Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa 0,05 cho thấy đa số các biến không có sự khác biệt nào giữa những hộ nghèo và hộ có thu nhập trung bình, hộ có trình độ văn hóa cấp 1,2 và hộ mù chữ. Các biến phân tích đều có Sig. > 0,05 và F quá nhỏ. Điều đó chứng tỏ rằng, nội dung, thời gian, tính hữu ích của khóa tập huấn được người dân nhận xét gần giống nhau và chắc chắn không có sự đánh giá nào khác hơn với các kết quả khóa tập huấn dự án đã thực hiện. Do vậy, có thể xem các khóa tập huấn được người dân đánh giá là khá hiệu quả.
Tương tự như vậy, khi đánh giá về mức độ phù hợp của các mô hình hưởng lợi, chúng tôi tổng hợp bảng dưới đây:
Bảng 3.17: Mức độ phù hợp các mô hình trình diễn
ĐVT: %
Ý kiến hộ hưởng lợi Phù hợp Bình thường Không phù hợp 1/ Đặc điểm mô hình 54,6 26,9 18,5 0,294 0,589
2/ Tính kinh tế của mô hình 43,5 20,4 36,1 11,126 0,001