Hợp phần an ninh lương thực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 52)

- Địa phương

HUYỆN NAM ĐÔNG

3.2.1. Hợp phần an ninh lương thực

3.2.1.1. Mô hình vườn gia đình

Mô hình vườn gia đình đã được áp dụng rộng rãi và kỹ thuật thực hiện cũng được phổ biến cho các đối tượng nằm ngoài các nhóm đã tham gia đào tạo. Theo thiết kế dự án, dự kiến mô hình vườn gia đình chủ yếu phục vụ nhu cầu hộ gia đình nhưng trong thực tế mô hình này đã có những đóng góp đáng kể trong thu nhập hộ gia đình. Theo các báo cáo của ADB thì các mô hình này được đánh giá là tương đối thành công.

Vườn gia đình nhằm cung cấp rau, hoa quả phục vụ cho bữa ăn của gia đình. Đối với các hộ nghèo thì sản phẩm đầu ra của các mô hình này đã giảm được khoản chi tiêu nhưng tính bền vững của mô hình này chưa cao, sản xuất mang tính tự cấp tự túc, không tồn tại được khi dự án ngừng cấp hạt giống và phân bón; cây ăn quả có sản phẩm tiêu thụ với giá rẻ hoặc không tiêu thụ được do chất lượng sản phẩm không cao. Mô hình vườn rau gia đình của các xã dự án chỉ thích hợp với mô hình sản xuất nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp.

Ngoài ra, việc tiếp cận những nguồn cung đầu vào đáng tin cậy như giống cây trồng chất lượng cao, đặc biệt là giống các loại rau quả, phân bón … chưa được chú trọng. Thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhằm đảm bảo tính bền vững của hoạt động khi thực hiện cũng chưa được đề cập trong quá trình thực hiện.

Theo thiết kế của dự án Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh đảm nhận chỉ đạo mô hình vườn gia đình, nhưng thực tế Trung tâm khuyến nông thực hiện. Do vậy, đã có sự khập khiểng, không liên kết với nhau giữa công tác chọn hộ, thực hiện mô hình và quá trình kiểm tra giám sát để triển khai hoạt động tín dụng vi mô

Bảng 3.2: Các mô hình vườn gia đình của dự án thực hiện từ 2005 - 2007

Số Tổng mức

Số lượt người

(triệu đồng) (người)

1 Cải thiện mô hình vườn gia đình mh 434 1.363 2.170

2 Mô hình vườn cây ăn quả mh 14 19 84

3 Mô hình trồng rau các loại mh 101 101 202

4 Phân phát cày cho hộ nông dân nghèo cái 36 10 36

5 Phân phát cuốc cho hộ nông dân nghèo cái 150 2 150

6 Phân phát bình phun thuốc trừ sâu cái 64 6 64

7 C/cấp giống lúa chất lượng cao và phân bón mh 68 431 340

8 C/c giống ngô chất lượng cao và phân bón mh 10 56 50

9 C/c giống lạc chất lượng cao và phân bón mh 7 38 42

10 C/c cấp giống đậu xanh và phân bón mh 3 10 21

11 Cung cấp giống cây ăn quả chất lượng tốt mh 5 184 52

Tổng cộng 2.221 3.147

Nguồn: Dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung

Như vậy, có tổng cộng 642 mô hình được thực hiện và 250 công cụ bao gồm cày, cuốc và bình phun thuốc trừ sâu dự án đã cung cấp cho 3.147 lượt người dân tham gia

3.2.1.2. Mô hình chăn nuôi gia cầm và các mô hình VAC tổng hợp

Việc xúc tiến các mô hình tổng hợp thâm canh rau, chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là mô hình VAC, đã không thực sự thành công. Các hoạt động này cần vốn đầu tư lớn và phải có kỹ năng quản lý tốt. Mặc dù dự án đã có kế hoạch đầu tư nhưng công tác triển khai và quản lý chưa đạt yêu cầu nên kết quả không đạt như mong đợi. Mô hình này được coi là không còn phù hợp để áp dụng cho các hộ gia đình nghèo. Mặt khác, mô hình nuôi gà chưa khả thi do lo ngại dịch cúm gia cầm. Các cơ quan chức năng của huyện không cho phép phát triển đàn gà gia cầm trừ phi tuân thủ các yêu cầu về tiêm phòng chống bệnh cúm và đặt địa điểm nuôi gà xa nhà ở. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ là việc nuôi gà sẽ bị gián đoạn do ảnh hưởng của những vấn đề liên quan đến bệnh cúm gia cầm. Việc nuôi thỏ là một phương án thay thế. Tuy nhiên tiềm năng cho việc nuôi thỏ vẫn chưa được kiểm tra rõ ràng. Theo như các mục đích trong thiết kế dự án, phương án đơn giản nhất là bỏ mục tiêu phát triển chăn nuôi gia cầm và không dễ để có một phương án thay thế.

Bảng 3.3: Các mô hình chăn nuôi gia cầm và mô hình VAC năm 2005 - 2007

STT Nội dung ĐVT Số lượng Tổng mức đầu tư Số lượt người tham gia

(triệu đồng) (người)

1 Đào tạo về cải tạo vườn tạp khóa 11 95 275

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w