XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CÒN LẠI CỦA DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TRÊN ĐỊA BAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 112 - 117)

- Địa phương

MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

4.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CÒN LẠI CỦA DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TRÊN ĐỊA BAN

CỦA DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TRÊN ĐỊA BAN HUYỆN NAM ĐÔNG

Qua 3 năm được triển khai, thực hiện, dự án đã có nhiều đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông; tuy nhiên, mức độ đóng góp cũng như hiệu quả mang lại vẫn chưa cao, các mục tiêu của dự án chỉ đạt được ở mức trung bình. Trong 2 năm còn lại, làm thế nào để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông đang là một thách thức hết sức to lớn.

Qua phân tích thực trạng về tình hình hoạt động của dự án và mức độ tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông ở chương 3, chúng tôi rút ra những cơ hội và nguy cơ, mặt mạnh, mặt yếu ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án.

4.3.1. Về cơ hội (Opportunities)

Thứ nhất, với tổng vốn đầu tư gần 107 tỷ đồng gồm 4 nguồn vốn, trong đó có nguồn DFID là nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Bộ phát triển quốc tế vương quốc Anh, dự án được xem là dự án có vốn đầu tư giảm nghèo đầu tiên về giảm nghèo của ADB tại Việt Nam, và là dự án giảm nghèo lớn nhất tại huyện Nam Đông tính tới thời điểm hiện nay. Dự án là một "bức tranh" giảm nghèo toàn diện nhất. Thiết kế dự án rất đa dạng với nhiều hợp phần, tiểu hợp phần và hoạt động, đều nhằm mục đích tạo sinh kế bền vững, giảm nghèo cho người dân.

Thứ hai, dự án do Bộ Kế hoạch và đầu tư là đơn vị chủ quản và có văn phòng dự án Trung ương trực thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư nên mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đều được Bộ kế hoạch và đầu tư quan tâm, giải quyết. Đặc biệt là các thủ tục vướng mắc giữa Chính phủ Việt Nam và ADB được Bộ xem

gỡ các vướng mắc. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng rất hỗ trợ dự án trong quá trình giải ngân, hoàn ứng, và rút vốn từ ADB.

Thứ ba, trong quá trình triển khai dự án đã nhận được sự hỗ trợ của ADB, đặc biệt là văn phòng đại diện ADB tại Hà Nội (VRM). Các nội dung, thông tin, các vướng mắc đều được ADB giải quyết nhanh chóng và hợp lý.

Thứ tư, kế hoạch tổng thể của dự án trong 2 năm còn lại 2008 và 2009 đã được UBND tỉnh phê duyệt sau khi có kế hoạch chi tiết VDP, CDP do NGO là Trung tâm phát triển nông thôn (CRD) tổng hợp.

4.3.2. Về nguy cơ (Threats)

Thứ nhất, mặc dù dự án đã tổ chức rất nhiều khóa tập huấn với nhiều nội dung như hỗ trợ kỹ thuật phát triển sản xuất, tập huấn về phương pháp lập kế hoạch … ; hỗ trợ các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng … nhưng người dân địa phương vẫn chưa thiết tha với việc làm ăn, mưu sinh của mình; sự ỷ lại, trông chờ của người dân vẫn chưa được thay đổi.

Thứ hai, nguồn vốn DFID đã khóa sổ ngày 31/12/2007, dự án đã mất đi cơ hội sử dụng nguồn vốn này do dự án bị chậm trễ 2 năm và nhà tài trợ không chấp nhận tài trợ cho 2 năm chậm trễ đó do tiến độ dự án giải ngân chậm. Điều này đã làm cho dự án gặp rất nhiều khó khăn do không còn kinh phí cho hoạt động dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho dự án trong quá trình triển khai thực hiện

Thứ ba, như đã phân tích ở chương 3, dự án đặt quá nhiều tham vọng. Dự án đã thiết kế quá nhiều hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, rất khó thực hiện. Đây là một dự án hay, có ý nghĩa về giảm nghèo, tuy nhiên, do trình độ của người dân địa phương quá yếu, năng lực của cán bộ thực hiện dự án có hạn chế nên không thể đặt được mục tiêu như ban đầu dự án đã đặt ra.

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ dự án trẻ, nhiệt tình năng động trong công tác. Họ tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước để có thể nắm bắt được nội dung, kiến thức vận dụng vào quá trình thực hiện

Thứ hai, các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh như Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư …. là các cơ quan quản lý dự án đã hiểu rõ bản chất của dự án sau 3 năm thực hiện. Các cơ quan này cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục cho dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Thứ ba, các quy trình thực hiện các hoạt động của dự án như xây dựng mô hình nông - lâm nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng … đã được các cơ quan chuyên môn như Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn...hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục cho dự án, giúp rút ngắn thời gian làm thủ tục, các hoạt động được thực hiện đúng mùa vụ, nhất là tránh mùa mưa đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thứ tư, do nguồn vốn lớn và thiết kế dự án chỉ nhằm mục tiêu là hỗ trợ sinh kế cho người nghèo có được cuộc sống bền vững, dự án được xem như là chương trình trọng điểm của huyện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện

4.3.4. Về điểm yếu (Weaknesses)

Thứ nhất, mặc dù dự án đã tổ chức nhiều khóa tập huấn cho cán bộ dự án cấp huyện, xã nhưng năng lực của họ vẫn chưa được cải thiện; thêm vào đó, do vùng dự án là vùng xa, mức lương cho cán bộ dự án vẫn chưa phù hợp … nên rất khó thu hút cán bộ có năng lực chuyên môn

Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý dự án vẫn chưa cao, cụ thể là trong quá trình triển khai, một số thủ tục được cơ quan này chấp nhận nhưng khi đưa qua làm tiếp thủ tục ở cơ quan tiếp theo thì bị từ chối …

Thứ ba, trình độ nhận thức của người dân chưa cao nên dự án đã tổ chức nhiều khóa tập huấn nhưng người dân vẫn cảm thấy chưa hài lòng, chưa nắm bắt được các kỹ thuật để xây dựng các mô hình hỗ trợ cho cuộc sống của mình

Thứ tư, mặc dù các cơ quan ban ngành cấp tỉnh đã hỗ trợ dự án trong việc hướng dẫn các thủ tục thực hiện nhưng các quy trình này vẫn chưa rõ ràng; đặc biệt là các hoạt động về nông - lâm nghiệp do chưa có văn bản chính thức nào quy định rõ các quy trình phê duyệt dự toán, thiết kế kỹ thuật, thủ tục đấu thầu, chào giá … từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, do vậy mà các cơ quan ở địa phương không có cơ sở để thực hiện. Hơn nữa, do dự án có nhiều hoạt động đặc thù nên không thể tìm thấy các quy định từ các văn bản pháp quy. Để những hoạt động này được triển khai thì dự án phải xây dựng một quy chế riêng trình các cơ quan có thẩm quyền, có chuyên môn phê duyệt, nếu như vậy thì sẽ rất mất thời gian, dự án đã chậm sẽ bị chậm thêm.

Trên cơ sở phân tích những cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện dự án, chúng tôi lập ma trận SWOT (Xem phụ lục 5) và đề xuất chiến lược đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông.

4.3.5. Xây dựng các phương án chiến lược cho việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nâng cao hiệu quả các hoạt động của dự án như sau:

Chiến lược đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tăng cường cán bộ dự án cấp tỉnh huyện về hỗ trợ thêm cho người dân trong quá trình triển khai, thực hiện các hoạt động của dự án. Dựa trên kế hoạch tổng thể 2 năm đã được phê duyệt, tách các hoạt động nông nghiệp mang tính thời vụ để lên dự toán chi tiết trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, rút ngắn khoảng cách về xử lý thủ tục để có thời gian triển khai kịp tiến độ. Riêng các công trình cơ sở hạ tầng, cần thuê các đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán, khảo sát thiết kế toàn bộ các công trình còn lại, từ đó chủ động tiến hành triển khai phần xây lắp trước mùa mưa năm 2008 (SO1 )

Hoàn tất thủ tục để làm đơn rút vốn giải ngân các hoạt động đã hoàn thành, bổ sung vốn cho các hoạt động tiếp theo. Với mức trần tạm ứng 800.000 USD, Ban

QLDA tỉnh cần có kế hoạch rút vốn kịp thời tránh tình trạng thiếu hụt vốn trong tài khoản, không có để giải ngân (SO3 )

Gấp rút hoàn thành các hoạt động dở dang năm 2007, triển khai lồng ghép các hoạt động năm 2008 và 2009. Cán bộ dự án cấp tỉnh cần hỗ trợ cho các ban Quản lý xã hoàn tất hồ sơ, thủ tục quyết toán năm 2007, đồng thời rà soát lại kế hoạch tổng thể hai năm còn lại để có phương án thực hiện hiệu quả nhất. (ST1 )

Chiến lược tăng cường năng lực cho cán bộ dự án, cho người dân địa phương hưởng lợi từ dự án : Tăng cường công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ thực hiện dự án cấp huyện, cấp xã. Tổ chức các khóa tập huấn với các nội dung cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp cho học viên nắm bắt được tất cả các nội dung (WO1)

Tăng cường công tác đào tạo, tuyên truyền cho người dân nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hiện các hoạt động của dự án. Giảng viên các khóa tập huấn không nhất thiết phải thuê các tư vấn, các trung tâm mà lấy đội ngũ cán bộ dự án, cán bộ các cơ quan chuyên môn trực tiếp hỗ trợ dự án. Qua thời gian triển khai dự án được 3 năm, các cán bộ này đã có nhiều kinh nghiệm nên khả năng truyền đạt, giảng dạy cho người dân là rất tốt. Phương pháp thực hiện cần theo phương pháp "bắt tay chỉ việc", hướng dẫn cặn kẽ từng nội dung nhằm giúp người dân có khả năng nắm bắt một cách tốt nhất (SO2 )

Trình độ nhận thức và sức ỳ của người dân, thêm vào đó là điều kiện tự nhiên, địa hình không thuận lợi là những nguyên nhân chính làm cho người dân vùng dự án khó thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Mặc dù, dự án đã được triển khai 3 năm nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra cũng như các nhu cầu của người dân, trong thời gian còn lại (2 năm) thì vấn đề này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, cần phải sử dụng chiến lược SO2 như đã phân tích ở trên nhằm khắc phục các điểm yếu trong quá trình thực hiện dự án (WT1 )

Phân cấp các hoạt động có mức đầu tư dưới 100 triệu đồng về cho các Ban QLDA xã làm chủ đầu tư, đồng thời hướng dẫn thêm quy trình, thủ tục thực hiện cho các cơ quan quản lý dự án cấp huyện, các Ban QLDA xã (ST2 )

Nguồn vốn DFID đã khóa sổ ngày 31/12/2007, nên không còn nguồn vốn cho hoạt động của các tư vấn trong và ngoài nước hỗ trợ dự án trong quá trình thực hiện. Năng lực của cán bộ dự án cấp huyện, xã lại quá yếu nên việc giải ngân là một khó khăn trong thời gian tới. Do vậy, cần sử dụng chiến lược ST2 là phân cấp các hoạt động có mức đầu tư dưới 100 triệu cho các ban QLDA xã (WT2 )

Chiến lược phối hợp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án

Ban QLDA tỉnh cần tổ chức các cuộc họp mời UBND tỉnh, UBND huyện Nam Đông, các cơ quan quản lý dự án các cấp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, ADB …bàn biện pháp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đồng thời tăng cường tính phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành quản lý và thực hiện dự án. Như vậy, thì tiến độ thực hiện của dự án sẽ được đảm bảo theo đúng kế hoạch (WO2 )

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w