- Địa phương
2.3.6. Sự cần thiết việc triển khai thực hiện dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Đông
Dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” được triển khai trên địa bàn huyện Nam Đông là một điều hết sức cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Là một dự án ODA, có tổng mức đầu tư gần 120 tỷ trong 5 năm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, dự án đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các hoạt động đầu tư này diễn ra sẽ làm gia tăng tổng cầu, từ đó góp phần thực hiện các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra từ nền kinh tế, cũng như kích thích năng lực sản xuất của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động đầu tư.
Đầu tư có tác động trực tiếp đến tổng cung, về dài hạn nó quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Vốn là yếu tố có tính quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia nói chung. Đầu thập kỷ 40, Harrod-Domar đã chứng minh tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) phụ thuộc vào vốn đầu tư. Quan hệ này được biểu diễn bằng phương trình sau:
DGDP = I/ICOR (1)
Trong đó: ICOR là hệ số đầu tư, I là tổng vốn đầu tư xã hội và DGDP là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.
Từ (1) có thể chuyển đổi: I = ICOR x DGDP (2)
Như vậy, kết quả của quá trình sử dụng vốn đầu tư sẽ làm gia tăng vốn sản xuất tức tăng năng lực sản xuất nền kinh tế dưới dạng tài sản cố định và hàng tồn kho. Sự thay đổi này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng tác động đến tổng cung của nền kinh tế
ICOR = I/DGDP (3)
Theo các công thức trên, nếu hệ số đầu tư ICOR không thay đổi thì tốc độ tăng GDP sẽ phụ thuộc vào tổng vốn đầu tư xã hội I.
Ví dụ: Với hệ số ICOR bằng 3 (có nghĩa là cần 3 đồng vốn đầu tư để có 1 đồng GDP tăng thêm), muốn duy trì tốc độ tăng trưởng 10% cần có lượng vốn đầu tư tương đương 30% GDP " [26].
Vì vậy, nguồn vốn đầu tư của dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” thật sự là cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng.
Thứ hai, hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư này có vai trò quyết định đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà như Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII đã đề ra cũng như trong các báo cáo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong từng năm
Thứ ba, dự án đã đầu tư vào đa số các hoạt động nông – lâm nghiệp và thủy sản với các kỹ thuật canh tác, gieo trồng mới giúp người dân có được những phương pháp sản xuất mới, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm. Với một trong những mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực cho người dân cũng như cán bộ quản lý, thực hiện dự án các cấp; hỗ trợ cho người dân trong quá trình sản xuất; dự án sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho người dân trong huyện. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vì nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khỏe và dinh dưỡng, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó đẩy mạnh tăng trưởng. Mặt khác, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố ảnh hưởng rất lớn để tốc độ tăng trưởng.
* Đánh giá tác động của dự án đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đánh giá tác động của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là đánh giá tổng thể một dự án tới việc nâng cao phúc lợi kinh tế cho người dân 1 quốc gia, 1 vùng, hay 1 địa phương. Nó đánh giá dự án trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân chứ không phải đánh giá theo đối tượng tham gia dự án hay chủ thể thực hiện dự án
Đánh giá tác động của dự án bao gồm cả đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của dự án về khả năng chỉ trả cho các đơn vị tiêu dùng tăng lên và chấp nhận việc bồi thường các đơn vị tiêu dùng bị thiếu hụt
Nhiều tác động của dự án có thể không có thị trường như bảo tồn tính đa dạng sinh vật hoặc có thị trường nhưng không hoàn chỉnh như lợi ích của việc cung cấp nước sạch . . . Vì vậy, trong trường hợp này cầ phải ước lượng một số loại giá trị phi thị trường
Nhiều tác động của dự án có thị trường nhưng lại được mua và bán tại những thị trường mà giá cả của chúng bị bóp méo bởi hàng loạt hoạt động can thiệp của Chính phủ, bởi các chính sách kinh tế vĩ mô hoặc bởi cạnh tranh không hoàn hảo.
Tác động tích cực là các lợi ích của dự án mà mức độ góp phần của nó sẽ nâng cao giá trị tiêu dùng sẳn sàng cung cấp cho xã hội. Tiêu dùng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Tiêu dùng của xã hội cũng có thể là khả năng sẳn sàng chi trả của xã hội cho việc bảo tồn một số loại động vật hay thực vật, hoặc là khả năng sẳn sàng chi trả của xã hội để cho tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp hay sử dụng nước sạch…
Tác động tiêu cực là chi phí phản ánh mức độ mà xã hội phải chấp nhận hy sinh tiêu dùng ở lĩnh vực này do phải sử dụng nguồn lực để đáp ứng một nhu cầu ở lĩnh vực khác.
Để xác định tác động tích cực và tác động tiêu cực của dự án, các lợi ích và chi phí của dự án cần phải so sánh tình trạng có dự án với tình trạng không có dự án. Tình trạng không có dự án không phải là tình trạng trước khi có dự án. Trong một số trường hợp, tình trạng không có dự án được thể hiện bằng mức năng suất hiện tại của các nguồn lực tương ứng. Tuy nhiên, năng suất hiện tại có thể thường xuyên thay đổi mà không cần có dự án đó và điều này cần phải được xét đến khi xác định tình trạng không có dự án. [11]