Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 39)

- Địa phương

2.4.2.Phương pháp tiếp cận

Phát triển kinh tế - xã hội là một lĩnh vực rộng lớn, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội lại là một việc rất khó khăn và phức tạp, vì vậy trong phạm vi đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu một số tác động của các hoạt động của dự án thông qua 5 hợp phần đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian dự án triển khai từ năm 2005 đến năm 2007, chúng tôi cũng lấy mốc thời gian năm 2004 để so sánh và đối chiếu số liệu. Tuy nhiên, mức độ tham chiếu số liệu để phân tích chỉ mang tính tương đối; một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội không thể lượng hóa được, do vậy chúng tôi sử dụng thêm một nguồn thông tin khác để phân tích đó là tham khảo ý kiến đánh giá của hộ hưởng lợi, là đối tượng trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ dự án mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần sau.

Phương pháp tiếp cận của đề tài là nghiên cứu những thay đổi, biến động về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Đông bao gồm những thay đổi, biến động tích cực và tiêu cực trước và sau khi dự án “Giảm nghèo khu vực miền Trung” được triển khai tại huyện Nam Đông. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành so sánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện dự án so với huyện Phong Điền là một huyện vùng đồng bằng có địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số và dân tộc... có nhiều điểm thuận lợi, phát triển hơn so với huyện Nam Đông. Từ đó, chúng tôi đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động của dự án, các mục tiêu của dự án có được thực hiện như đã đặt ra ban đầu hay không và mức độ tác động của các hoạt động đó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cụ thể như sau:

- Hợp phần an ninh lương thực: Đánh giá mức độ thành công của các mô hình vườn gia đình trên các nội dung về chất lượng, quy mô của mô hình cũng như vai trò

của các đơn vị cung cấp; đánh giá các hoạt động về hỗ trợ, đào tạo về dinh dưỡng cho trẻ em; các hoạt động tập huấn việc sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh …

- Hợp phần tạo thu nhập: Phân tích những vướng mắc trong hoạt động tín dụng vi mô như nguyên nhân tỷ lệ giải ngân tiểu hợp phần này thấp, mức lãi suất cho vay đối với người nghèo được áp dụng đối với hoạt động này, thời hạn vay …; đánh giá mức độ thành công các hoạt động nông – lâm nghiệp thuộc hợp phần này bao gồm việc xây dựng các mô hình, kế hoạch kinh doanh cho sản xuất nông nghiệp, vấn đề về tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp …; những ảnh hưởng của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được dự án đầu tư, các nguồn vốn cho hoạt động bảo trì công trình …

- Hợp phần phát triển cộng đồng: Đánh giá vai trò của các hướng dẫn viên cộng động, các hoạt động của nhóm đồng sở thích cũng như vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao, đánh giá việc phát triển người dân tộc thiểu số ..

- Hợp phần tăng cường thể chế: Đánh giá công tác đào tạo tiểu giáo viên và cán bộ dự án, vai trò của các cấp trong quá trình thực hiện dự án, các diễn đàn chia sẽ thông tin và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện dự án

- Hợp phần quản lý dự án: Đánh giá công tác đấu thầu và điều chỉnh chi phí, việc DFID cắt giảm tài trợ cho các hoạt động vào năm 2007, các vấn đề về công tác tổ chức, thực hiện dự án ở các cấp…

Trên cơ sở đánh giá trên chúng tôi tổng hợp, phân tích những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của các hoạt động dự án; đánh giá mức độ tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian dự án được triển khai so với thời gian trước đó. Từ đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của dự án, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 38 - 39)