PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 105 - 108)

- Địa phương

MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG

4.1.1. Quan điểm phát triển

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội và tình hình đầu tư phát triển trong thời gian qua, đồng thời thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Nam Đông khoá XIII (nhiệm kỳ 2006 – 2010), các quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông được xây dựng như sau:

1. Phát triển kinh tế kết hợp với phát triển các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường nhằm không ngừng nâng cao mức sống nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững và ổn định, với những ưu điểm dành cho các ngành cơ bản như nông nghiệp, những khâu yếu như cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

2. Phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng, trong đó nâng cao thể lực và trí lực cho người lao động là trọng tâm, nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhân tố con người.

3. Kiên trì đưa khoa học và công nghệ vào cuộc sống nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế, đồng thời tạo ra

nhu cầu cần nâng cao trình độ dân trí chung, từng bước đưa Nam Đông trở thành huyện giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa.

4. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất – cây trồng vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trong đó khâu quan trọng nhất là hình thành các liên kết thị trường và phát triển công nghệ chế biến nông lâm sản.

5. Ưu tiên phát triển công nghiệp một cách hợp lý, vừa bảo vệ được môi trường vừa góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa kinh tế. Phát triển công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều lao động và lựa chọn một số lĩnh vực với công nghệ cao

6. Phát triển dịch vụ vừa đảm bảo cho phát triển sản xuất vừa đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển dịch vụ đi đôi với xây dựng hệ thống đô thị, trung tâm cụm xã trở thành các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là hạt nhân thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển theo

7. Ưu tiên đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ tích cho phát triển kinh tế hàng hóa, trong đó cần cứng hóa hệ thống cầu, phát triển đường giao thông, bêtông hóa đường nông thôn, cứng hóa kênh mương, cao tầng hóa trường học, trạm y tế và cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

4.1.2. Phương hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu

4.1.2.1. Ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản

Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nông, lâm nghiệp và nuôi cá nước ngọt đang là ngành mũi nhọn tạo ra thu nhập và ổn định đời sống cho phần lớn nhân dân trong huyện.

- Đẩy nhanh tiến độ cơ giới hóa, thủy lợi hóa, đảm bảo tưới tiêu cho lúa và cây trồng cạn đủ độ ẩm, nhằm nâng cao năng suất cây trồng và điều kiện để mở rộng

diện tích đất nông nghiệp. Bêtông hóa hệ thống kênh mương ở những nơi sung yếu, xây dựng trạm bơm điện.

- Mở rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, cụ thể là: (i) đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng giống mới để khẳng định tính vượt trội hơn hẳn về hiệu quả và tính thích nghi so với giống cũ. Cần duy trì trong thời gian dài, nhằm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác lạc hậu của người dân; (ii) đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nông dân thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; (iii) cần có chính sách trợ giá, trợ cước cây con giống mới, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho hộ gia đình

- Đẩy nhanh quá trình sinh học hóa. Làm tốt công tác thú y, ngăn chặn kịp thời các dịch bệnh

- Tăng cường công tác quán lý thị trường nông thôn, gắn kết người sản xuất nông sản với cơ sở chế biến, thị trường trong huyện với bên ngoài.

- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất: Phát triển kinh tế trang trại ở những xã có điều kiện về đất đai, nhằm mở rộng quy mô sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng

4.1.2.2. Nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản

- Tạo đội ngũ doanh nhân: Phối hợp với chương trình khuyến công tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý sản xuất nhỏ, phổ biến chính sách, luật pháp hiện hành trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất nhỏ đối với các chủ cơ sở sản xuất ở nông thôn cũng như trong nhân dân

- Tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật, và giao nhiệm vụ này cho các doanh nghiệp trong nước đảm nhận. Hiện đại hóa các quy trình kỹ thuật thủ công trong các làng nghề.

- Quan tâm đến việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là thị trường các sản phẩm được chế biến từ nông sản

4.1.2.3. Các lĩnh vực kết cấu hạ tầng

- Tạo sự thay đổi “về chất” cho hệ thống hạ tầng, phương tiện vận tải đủ sức thỏa mãn nhu cầu phát triển sản xuất, vận chuyển hàng hóa và sự đi lại của nhân dân trong mọi hoàn cảnh, đảm bảo an toàn với chất lượng ngày càng cao.

- Đến năm 2010, mạng lưới thủy lợi của huyện đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho phát triển nông nghiệp, phát huy hết diện tích lúa nước, sản xuất công nghiệp, và nhu cầu dân sinh trên cơ sở cân đối, đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước.

- Về cung cấp nước cần đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích lúa hiện có, mở rộng thêm khoảng 100 ha lúa nước và ao hồ nuôi ca, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đồng thời góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

- Khuyến khích và hỗ trợ nhân dân ở một số xã đầu tư xây dựng giếng nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt. Phát huy dân chủ cơ sở, thông suốt từ cán bộ địa phương đến nhân dân khi đóng góp xây dựng hệ thống cung cấp nước . . .

4.1.2.4. Công tác xóa đói giảm nghèo

Nhà nước và chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ về cơ chế chính sách, vừa khuyến khích vừa tạo ra cơ hội để mọi người đều có thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, có thêm việc làm tự nâng cao mức sống, tự xóa đói giảm nghèo

Với quan điểm trên, phương hướng của huyện là tiếp tục triển khai các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, và các chương trình mục tiêu khác. Lồng ghép các chương trình, dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w