- Địa phương
MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG
ÁN “GIẢM NGHÈO KHU VỰC MIỀN TRUNG” TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG
4.4.1. Nhóm giải pháp kiện toàn bộ máy thực hiện dự án a. Kiện toàn bộ máy Ban QLDA xã
Ban QLDA xã cần phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể cho các cán bộ trong Ban. Hàng tuần cần phải họp giao ban công việc, có báo cáo rõ ràng cho từng phần việc. Trưởng Ban QLDA xã không nhất thiết là chủ tịch xã. Và ít nhất, Trưởng hoặc phó ban, cán bộ kế hoạch và kế toán phải làm việc theo chế độ chuyên trách. Cho tới khi kết thúc dự án, cần ổn định bộ máy Ban QLDA, không nên thay đổi nhân sự, nhất là đối với kế toán
b. Kiện toàn Nhóm HTKT huyện
Nhất thiết Trưởng hoặc phó nhóm HTKT phải là người có chuyên môn, kinh nghiệm va phải làm chuyên trách; cần bổ sung cán bộ cho nhóm những người có kinh nghiệm và được đào tạo toàn diện về quản lý đầu tư và quản lý tài chính, có thể hợp
đồng với cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm đã nghỉ hưu; đồng thời tăng cường tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho Nhóm để mỗi cán bộ có thể làm việc độc lập tại địa bàn được giao và hướng dẫn toàn diện cho Ban QLDA xã; tăng cường các cán bộ có kinh nghiệm cho các xã yếu, vùng sâu, vùng xa. Nhóm cần họp giao ban thường xuyên nhằm báo cáo và cập nhật tình hình thực hiện tại địa bàn.
Ban QLDA tỉnh cần thông báo tất cả các hoạt động của dự án trên địa bàn huyện cho nhóm HTKT huyện biết để tiện theo dõi và giám sát. Cụ thể, mỗi công trình/ tiểu dự án đều cần có 1 bộ hồ sơ lưu trữ tại văn phòng nhóm HTKT.
4.4.2. Nhóm giải pháp giảm thiểu và áp dụng linh hoạt các thủ tục đầu tư
Thủ tục đầu tư cần được giảm thiểu và được các chủ đầu tư áp dụng linh hoạt. a. Không phải lập báo cáo KTKT ở các tiểu dự án xây dựng CSHTcó mức vốn đầu tư trên 160 triệu đồng do Ban QLDA tỉnh làm chủ đầu tư
Theo điều 14, mục 1b của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình thì dự án Giảm nghèo khu vực miền Trung áp dụng thiết kế 2 bước:
Bước 1: (i) thiết kế cơ sở và (ii) thiết kế bản vẽ thi công vì Báo cáo nghiên cứu khả thi theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP nay theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP là dự án đầu tư đã được UBND các tỉnh phê duyệt. Theo Nghị định 112/2006/NĐ-CP tại điều 3 về xử lý chuyển tiếp, khoản 1 đã nêu: Các dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa triển khai hoặc đang triển khai dở dang thì không phải làm thủ tục phê duyệt lại dự án, các công việc tiếp theo được thực hiện theo quy định của Nghị định này. Như vậy, bước thiết kế cơ sở kèm theo thuyết minh dự án đầu tư (trước đây là báo cáo nghiên cứu khả thi) đã được UBND các tỉnh ký phê duyệt về chủ trương, quy mô và tổng mức đầu tư.
Bước 2: là thiết kế bản vẽ thi công. Mặt khác kế hoạch CDP của 2 năm 2008- 2009 đã được UBND các tỉnh phê duyệt về chủ trương, quy mô và tổng mức đầu tư của từng tiểu dự án. Việc phê duyệt này cũng có thể coi là tương đường với việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng theo quy định 16/2005/NĐ-CP.
Do đó đối với các tiểu dự án xây dựng CSHT có mức vốn đầu tư trên 160 triệu đồn tư vấn khuyến nghị chỉ cần lập thiết kế bản vẽ thi công không phải lập báo cáo KTKT nữa. Chủ đầu tư tự thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán nếu có đủ năng lực, hoặc thuê các đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân thẩm thiết kế - dự toán. Sau khi có kết quả thẩm định, Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc Ban QLDA tỉnh phê duyệt thiết kế - dự toán (nếu được chủ đầu tư uỷ quyền). Không cần trình lên UBND tỉnh phê duyệt thiết kế - dự toán, vì hầu hết các tiểu dự án đều có mức vốn đầu tư dưới 3 tỷ đồng.
b. Thủ tục thực hiện ở các mô hình/ Chủ đầu tư Từ phân tích trên, chúng tôi tổng hợp như sau:
Mô hình/ chủ đầu tư Nơi lập thiết kế - dự toán Nơi thẩm định
Nơi phê duyệt
1. Mô hình nông nghiệp do tỉnh làm chủ đầu tư
Khuyến nông, BVTV, thú y tỉnh . . .
Sở NN&PTNT Ban QLDA tỉnh 2. Tiểu dự án mua sắm
hàng hóa và mô hình phi nông nghiệp do tỉnh làm chủ đầu tư
Do các đơn vị thực hiện Sở Tài chính Ban QLDA tỉnh
3. Tiểu dự án xây dựng CSHT có giá trị dưới 160 triệu đồng giao cho xã làm chủ đầu tư
Cá nhân hay tổ chức, áp dụng thiết kế mẫu hoặc thiết kế định hình Phòng/ Ban của huyện Ban QLDA xã 4. Tiểu dự án xây dựng CSHT có giá trị dưới 50 triệu đồng do xã làm chủ đầu tư Nhóm HTKT huyện, các phòng chuyên môn của huyện hướng dẫn ban QLDA xã thiết kế và lập dự toán
Phòng hạ tầng của huyện
Ban QLDA xã
5. Mô hình nông nghiệp do xã làm chủ đầu tư
Xã lập dự toán (đơn giá của phòng Tài chính, mẫu của Ban QLDA tỉnh)
Phòng Kinh tế của huyện
6. Tiểu dự án mua sắm hàng hóa hay các tiểu dự án phi nông nghiệp do xã làm chủ đầu tư
Xã lập dự toán (đơn giá của Phòng Tài chính, mẫu của Ban QLDA tỉnh)
Phòng Tài chính của huyện
Ban QLDA xã
4.4.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ Ban QLDA các cấp
Cụ thể hóa sổ tay hướng dẫn dự án để biên soạn thành các bước thực hiện cụ thể cho các xã. Trên cơ sở tài liệu tập huấn, Ban QLDA tỉnh lập ra các bước thực hiện các tiểu dự án xây dựng CSHT và mô hình thật cụ thể, vừa in thành từng bước theo mẫu vừa copy đĩa mềm gửi cho các xã và nhóm HTKT huyện làm căn cứ thực hiện. Vừa qua tư vấn dự án đã làm sổ tay hướng dẫn cấp xã nhưng chưa được triển khai sử dụng tới cấp xã. Dự án nghiên cứu chỉnh sữa cho phù hợp để phát hành và đưa vào sử dụng.
4.4.4. Tăng cường công tác truyền thông và quản lý hồ sơ tài liệu
Ban QLDA tỉnh hướng dẫn các ban QLDA xã niêm yết các thông tin về dự án tại những nơi công cộng như trụ sở UBND xã, đầu thôn/bản, nhà sinh hoạt cộng đồng . . . bằng cách dành một khoản kinh phí làm các tấm áp phích hoặc panô thông tin về các hoạt động dự án như: tên dự án, kế hoạch thực hiện dự án trên địa bàn xã, chủ đầu tư, kinh phí . . .
Các ban QLDA xã cần phổ biến thông tin về dự án trên loa đài truyền thanh của xã. Ngoài ra thông tin về dự án cần được tuyên truyền trong các cuộc họp thôn, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên . . . cho người dân hiểu về dự án
Cung cấp cho mỗi ban QLDA xã 1-2 tủ tài liệu cho dự án. Yêu cầu ban QLDA xã đóng thành tập hồ sơ tài liệu theo từng tiểu dự án xây dựng CSHT và mô hình để quản lý và phục vụ cho giai đoạn thanh quyết toán và thanh tra (nếu có) sau này. 4.4.5. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho người dân
* Nghiên cứu lại các nội dung, phương pháp tập huấn và ngay cả giảng viên các khoá tập huấn cho người dân vùng dự án sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của họ. Nên kết hợp giữa việc tập huấn gắn liền với công việc thực tế, cụ thể như trong quá trình xây dựng mô hình nông - lâm nghiệp cần tổ chức các khóa tập huấn cho
từng giai đoạn xây dựng mô hình, trong quá trình xây dựng công trình cơ sở hạ tầng cần tổ chức khóa tập huấn giám sát, duy tu, bảo dưõng công trình … ; bản chất thực là chỉ việc hơn là giảng bài lý thuyết trên sách vở. Cụ thể như sau
Các nội dung đào tạo bao gồm:
- Quy trình đầu tư và quản lý đầu tư; công tác quản lý tài chính và giải ngân - Kiến thức xây dựng cơ bản
- Tổ chức tham quan rút kinh nghiệm từ các xã thực hiện tốt
- Đào tạo phương pháp nuôi, trồng, chăm sóc cây, con cho các hộ quan tâm và thực hiện mô hình trong các nhóm đồng sở thích
Phương pháp và giáo trình đào tạo
- Cần phân chia những cán bộ có cùng năng lực vào một lớp để khả năng tiếp thu có sự đồng đều. Cần thiết có thể tăng thời lượng cho vác lớp yếu kém hơn.
- Đào tạo theo phương pháp “nắm tay chỉ việc”. Hạn chế lý thuyết, cần lấy những dẫn chứng trong chính dự án đang thực hiện
- Mỗi khóa đào tạo cần tập trung chuyên sâu vào từng nội dung, tránh dàn trải nhiều nội dung.
- Cần tuyển chọn giáo viên có kinh nghiệm lý thuyết lẫn thực tế. Song không nhất thiết cứ phải là giáo việc trong các trường chuyên nghiệp, có thể hợp đồng với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo
- Sau mỗi khóa học cần phải có đánh giá cho khoá đầo tạo, nhằm rút kinh nghiệpm cho các khóa đào tạo sau.
- Giáo trình đào tạo cần được biên soạn thật cụ thể, dễ hiểu. Đơn giản hóa các từ chuyên môn
* Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người dân bằng cách: dự án không nên hỗ trợ nhiều quá cho một hoạt động. Dự án chỉ nên hỗ trợ tối đa không quá 40% tổng kinh phí đầu tư cho các hoạt động xây dựng mô hình nông - lâm nghiệp, phần còn lại người dân đóng góp bằng các vật liệu, sức lao động tự có, và phần còn lại thiếu hụt dự án sẽ hướng dẫn cho người dân thủ tục vay vốn ngân hàng với lãi suất dành cho người nghèo ở ngân hàng Chính sách xã hội.
* Đối với các hoạt động khác, dự án cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, vận động người dân tham gia, đặc biệt là quá trình giám sát cần hướng dẫn người dân lập sổ theo dõi, lấy xã mẫu làm thí điểm và tổ chức tham quan học tập. Cụ thể là ban giám sát xã Thượng Long làm rất tốt công việc này, dự án có thể đưa ra hình mẫu để hướng dẫn các xã khác.