Hợp phần tạo thu nhập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 59)

- Địa phương

2 Mô hình cải thiện vườn gia đình theo hướng VAC

3.2.2. Hợp phần tạo thu nhập

3.2.2.1. Tài chính vi mô

Tỷ lệ giải ngân cho hoạt động chỉ ở mức 36% trong tổng số vốn dành cho tiểu hợp phần này. Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đã thành công trong việc cung cấp các khoản vay cho đối tượng phụ nữ (70% theo mục tiêu đặt ra). Những nhóm dân tộc thiểu số cũng chính là đối tượng hưởng lợi trong hoạt động này (47% các khoản vay). Giá trị trung bình các khoản vay đã được giải ngân là 9,37 triệu đồng cao hơn

so với thiết kế dự án là 2,5 triệu đồng cho thấy những hộ gia đình nghèo có lẽ không phải là đối tượng hưởng lợi chính. Đa số các khoản vay được sử dụng cho hoạt động chăn nuôi gia súc, mức trần 2,5 triệu đồng trước đây là quá thấp để có thể khuyến khích người dân mua gia súc.

Vướng mắc trong hoạt động tín dụng là tiểu hợp phần này tương đối độc lập với các hợp phần khác của dự án. Những hộ gia đình nghèo ít có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng vì những lý do sau:

- Rất ít vốn vay của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam đến được những khu vực vùng sâu, vùng xa do hệ thống Ngân hàng chưa có nhiều chi nhánh ở những nơi mà nghèo đói là thực trạng phổ biến và có phần lớn là các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống.

- Tại một số xã dự án, Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam phải cạnh tranh với Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng này đưa ra mức lãi suất tín dụng thấp hơn so với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, mức lãi suất của ngân hàng này là 0,65%/tháng, trong khi đó ngân hàng NN&PTNT Việt Nam là 1%/tháng

- Mối liên kết với các mô hình nông nghiệp rất yếu, người dânít được đào tạo trong việc tính toán chi phí và lợi nhuận cũng như lập những kế hoạch kinh doanh đơn giản …

- Dự án nhìn chung cung cấp tất cả đầu vào cho các mô hình và cho các thành viên trong nhóm, được tham gia các hoạt động đào tạo kèm theo mô hình. Với những điều kiện như vậy, người dân ít có động lực vay vốn để đầu tư vào hoạt động nông nghiệp

Về mức lãi suất được áp dụng: Trên thực tế, mức lãi suất vay vốn thấp của Ngân hàng chính sách đã gây những khó khăn nhất định cho việc thực hiện dự án. Những cơ quan thực hiện dự án cho rằng nên hạ mức lãi suất để hài hoà với mức lãi suất của Ngân hàng chính sách và cho người nghèo vay vốn. Trong trường hợp này đã có sự không hiểu rõ nguyên nhân của việc áp dụng mức lãi suất thị trường hơn là dùng lãi suất có trợ cấp và rõ ràng là đã không có sự giải thích rõ ràng như áp dụng mức lãi suất thị trường là một biện pháp mà các ngân hàng sẽ bù lại được phần chi

phí thực tế khi huy động vốn và cung cấp dịch vụ và khuyến khích việc đưa ra các quyết định đầu tư đem lại lợi nhuận. Vẫn có những người đi vay vốn là đối tượng có thu nhập thấp, những người này không thuộc diện tiếp nhận hỗ trợ tín dụng của Ngân hàng chính sach và có thể tiếp cận nguồn tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT. Một số trường hợp khác, Ngân hàng chính sách trên thực tế không có sẳn nguồn vốn cho vay hoặc những người đa vay vốn từ Ngân hàng này có nhu cầu vay thêm vốn. Trong khi nguồn tín dụng có lãi suất thấp của Ngân hàng chính sách là sự lựa chọn đầu tiên của những đối tượng này thì rõ ràng nhu cầu của những nhóm này đối với nguồn tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT vẫn là rất lớn và nguồn tín dụng này có thể được cung cấp ở mức lãi suất thị trường. Điều này có thể hỗ trợ chặt chẽ hơn các hoạt động khác của dự án, bao gồm đào tạo về nông nghiệp và hình thành các nhóm sở thích.

Về thời hạn vay: Hầu hết các khoản vay đều là các khoản vay trung hạn từ 1 đến 5 năm, lãi và gốc trả một lần vào cuối kỳ vay. Hầu hết các khoản tín dụng cho vay đều dùng để chăn nuôi gia súc hoặc trồng cây. Thời hạn vay là phù hợp để chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên, việc trồng keo hoặc một số loại cây khác chưa thể thu hoạch trong khoản thời gian trên dưới 5 năm này, do đó người dân sẽ phải tìm những nguồn khác để hoàn trả những khoản vay này. Người dân có thể trồng xen canh hoặc thu hoạch dần các sản phẩm từ cây trồng. Tuy nhiên, việc kéo dài thời hạn vay có thể xem là phù hợp hơn. Thời hạn vay của các khoản vay trung hạn là quá ngắn đối với việc trồng cây cao su, loại cây cần nhiều thời gian hơn mới có thể bắt đầu khai thác được.

3.2.2.2. Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp là nội dung hoạt động chủ yếu của Hợp phần tạo thu nhập, tham gia hoạt động này có Ban QLDA các cấp, hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, các đơn vị dịch vụ kỹ thuật

Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp do dân đề xuất đang thực hiện có hoạt động đã thành công nhưng cũng có hoạt động chưa thành công, nhưng đều là các hoạt động thiết thực đối với sinh kế của người nghèo, cho nên nó đều cần thiết đối với họ

Các mô hình sản xuất lúa, ngô, các cây ngắn ngày khác, phù hợp với mong muốn của người dân nghèo cần có đủ lương thực trước khi thực hiện các hoạt động khác nên được nông dân hưởng ứng và thực hiện tốt.

Các mô hình về trồng rừng, trồng cây hàng hóa như tre lấy măng, chuối …, cây công nghiệp dài ngày; chăn nuôi bò, lợn, cá, ong lấy mật cũng được thực hiện tốt, tuy nhiên phần lớn không phải ở các hộ nghèo mà là ở các hộ tạm đủ về lương thực và có khả năng tiếp thu kỹ thuật.

Các hoạt động thành công trước hết phù hợp với lợi thế so sánh của các tiểu vùng khí hậu và tập quán của người dân như trồng rừng kinh tế, trồng cỏ và nuôi bò, nuôi dê, nuôi cá, nuôi ong, thâm canh các cây ngắn ngày. Sự thành công này là do sự chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện Nam Đông, hướng dẫn kỹ thuật của các cơ sở dịch vụ nông nghiệp như Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y, sự giúp đỡ của các công ty, xí nghiệp nông nghiệp hỗ trợ đâu vào và đầu ra trên địa bàn.

Các hoạt động chưa thành công không phải ở tất cả vùng tham gia dự án, có hoạt động nơi này chưa thành công, nhưng nơi khác thành công và đang được đẩy mạnh như nuôi bò lai sind, nuôi dê, trồng rừng, chuối . . . Nguyên nhân dẫn tới chưa thành công trước hết là việc hướng dẫn kỹ thuật của các đơn vị làm dịch vụ chưa cụ thể đối với người nghèo có trình độ dân trí thấp như việc trồng keo lai không bỏ nilon vào bọc dầu . . .; có hoạt động còn mới so với tập quán canh tác của đồng bào dân tộc như canh tác trên đất dốc; một nguyên hân làm cho hoạt động chăn nuôi bò, gà chưa thành công là do bệnh lở mồm long móng cua đại gia súc, H5N1 của gia cầm. Cũng có ý kiến cho rằng việc đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất nông nghiệp qua 1 vụ, 2 vụ là chưa có cơ sở.

Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp phục vụ sinh kế như thâm canh cây ngắn ngày, vườn rau gia đình, vườn cây ăn quả, trồng tre lấy măng . . . tuy có kết quả nhưng tính bền vững của các hoạt động này không cao, một mặt các mô hình này phục vụ cho nhu cầu tư cung tự cấp của dân, mặt khác rất khó nhân rộng khi không còn sự đầu tư của dự án do dân không có khả năng tự đầu tư sản xuất.

Một số khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình sản xuất nông lâm nghiệp

Khó khăn chính gặp phải là thủ tục thẩm định và xét duyệt dự toán quá rườm rà tốn nhiều thời gian trong khi các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp không lớn.

Một số chương trình tập huấn mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số chỉ được tiến hành trong 1 lần 1 ngày, vì vậy đồng bào không tiếp thu được, dẫn đến vận dụng vào sản xuất không tốt như việc trồng cây lâm nghiệp không bóc nilon bọc bầu, trồng chuối không đánh gốc, canh tác trên đất dốc . . . không theo đường đồng mức . . .

Các Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh, huyện, Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Công ty giống cây trồng vật nuôi . . . là những tổ chức thực hiện dịch vụ cho các mô hình nông lâm nghiệp đều chung một khó khăn là các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp quy mô không lớn; chưa có định mức thống nhất, các báo giá thấp, chưa điều chỉnh kịp thời, một số báo giá giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc . . . tại thời điểm xét duyệt thấp hơn thời điểm triển khai . . . dẫn đến hiệu quả dịch vụ thấp, làm cho các tổ chức này không thiết tha với các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp, có nơi không tham gia dù biết đây là nhiệm vụ của họ.

Với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng, 8.805 lượt người dân tham gia, một số hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp được đánh giá là thành công. Tuy nhiên, để tối đa hóa tác động cải thiện sinh kế của người nghèo và người dân tộc thiểu số trong thời gian còn lại của dự án thì cần phải áp dụng phương pháp tiếp cận trên cơ sở những thành công đã đạt được và các ưu tiên của các hộ người dân tộc thiểu số. Dự án đã hỗ trợ việc đầu tư vào một số cải tiến trong sản xuất nông nghiệp và đã mang lại thành công và người dân đang áp dụng các cải tiến này, rõ nét nhất là các mô hình nuôi lợn, mô hình thâm canh lúa và các loại hoa màu như ngô, đậu xanh, lạc, …

Mô hình nuôi dê có khả năng đóng góp lớn vào việc cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình nghèo. Quy mô của cơ sở chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của hộ nghèo hơn so với chăn nuôi bò và mức đầu tư thấp hơn nhiều. Chi phí xây chuồng trại có thể ở mức tối thiểu vì có thể sử dụng được những vật liệu sẳn có và lao động

đóng góp của người dân tham gia. Tỷ lệ sinh sản cũng rất cao. Các hộ gia đình nuôi dê thành công sau ít năm cũng có khả năng chuyển sang nuôi bò. Đã có 3 khóa tập huấn và 9 mô hình dự án đã thực hiện trong thời gian vừa qua.

Bảng 3.5: Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2005-2007

STT Nội dung ĐVT Số lượng Tổng mức đầu tư (triệu đồng) Số lượt người tham gia (người)

1 Mô hình nuôi lợn lai mh 135 319 675

2 Tập huấn mô hình nuôi lợn lấy thịt khóa 129 266 3.225

3 Mô hình nuôi lợn lấy thịt mh 21 56 105

4 Tập huấn kỹ thuật nuôi dê khóa 3 20 90

5 Mô hình nuôi dê mh 9 26 45

6 Tập huấn kỹ thuật nuôi bò khóa 9 26 270

7 Mô hình thâm canh lúa mh 155 161 620

8 Mô hình sản xuất giống lúa cấp I mh 6 28 30

9 Tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa mh 9 12 270

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số tác động của dự án “giảm nghèo khu vực miền trung” đối với sự phát triển kinh tế xã hội huyện nam đông tỉnh thừa thiên huế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w