- Địa phương
3/ Mức độ phù hợp với điều
kiện tự nhiên 61,2 21,3 17,5 1,883 0,173
4/ Tính thực thi của mô hình 52,6 25,9 21,5 6,664 0,011
Mức ý nghĩa α= 0,05
Nguồn: Lược trích kết quả tính toán từ số liệu điều tra
Các biến phân tích đều có Sig. > 0,05 và F quá nhỏ. Điều đó chứng tỏ rằng không có sự khác biệt giữa các nhóm khi đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình. Nhìn chung, các nhóm đều đồng ý đánh giá cao tính kinh tế của mô hình. Các yếu tố còn lại như đặc điểm của mô hình, mức độ phù hợp với điều kiện tự nhiên,
tính thực thi của mô hình không được đánh giá cao. Các hoạt động này được tư vấn dự án xây dựng trên cơ sở thiết kế của dự án nên một số chỉ tiêu về mức độ phù hợp của các mô hình trình diễn chưa được tư vấn dự án nghiên cứu kỹ đặc điểm tự nhiên – kinh tế của địa phương. Dự án cần nghiên cứu nghiên cứu điều chỉnh lại một số nội dung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội các mô hình trình diễn này.
Tuy nhiên có 2 biến: tính thực thi của mô hình và tính kinh tế của mô hình có sự khác biệt đối với các hộ có trình độ văn hóa khác nhau đó là hộ có trình độ văn hóa cấp 1,2 và hộ mù chữ . Các mức ý nghĩa Sig. của 2 biến này đều cho kết quảSig. < 0,05 và F quá lớn nên có ý nghĩa khác biệt về việc ảnh hưởng này. Điều này đã lý giải cho tính hiệu quả của các mô hình. Các hộ có trình độ văn hóa 1,2 nhận thức rõ lợi ích của việc xây dựng các mô hình của dự án, họ đánh giá cao tính thực thi và tính kinh tế và sẳn sàng ứng dụng những mô hình này vào việc canh tác của mình. Trong khi đó các hộ mù chữ vẫn chưa tìm được những hữu ích của các mô hình, cũng do nhiều lý do khách quan và chủ quan như cách nhìn nhận vấn đề, phong tục tập quán (đa số các hộ người dân tộc đều mù chữ), cách thức canh tác truyền thống ... mà họ đã không đánh giá cao các mô hình này, và vấn đề áp dụng hay không thì khó để có thể trả lời. Đây cũng là một vấn đề về tính bền vững của dự án cần phải được quan tâm, xem xét.
Các mô hình trình diễn được đánh giá là khá phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương. Tuy nhiên, có một số mô hình do yêu cầu có kỹ thuật cao, vốn lớn như mô hình nuôi bò, mô hình trồng rừng kinh tế ..., người dân vẫn chưa có điều kiện tự thực hiện. Dự án cần có các phương án để hỗ trợ người dân trong việc nhân rộng những mô hình này cụ thể là đề nghị Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm huyện... hỗ trợ về mặt thủ tục, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế .... cho vay vốn với lãi suất dành cho người nghèo. Như vậy, thì tính bền vững của dự án mới được đảm bảo.
Bảng 3.18: Mức độ tham gia các hoạt động của dự án của người hưởng lợi
Ý kiến hộ hưởng lợi Tổng cộng Tham gia tích cực Bình thường Không tham gia
Tham gia vào quá trình lập kế hoạch thôn, xã 57,4 26,9 15,7 100,0 Tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá 60,2 25,0 14,8 100,0
Đóng góp công lao động 60,2 11,1 28,7 100,0
Đóng góp bằng hiện vật 46,3 25,0 28,7 100,0
Đóng góp bằng tiền 0 0 100,0 100,0
Nguồn: Lược trích kết quả tính toán từ số liệu điều tra
Mặt dù đánh giá cao các khóa tập huấn và các mô hình trình diễn nhưng khi phỏng vấn mức độ tham gia của người dân chúng tôi nhận thấy họ tham gia không đầy đủ. Như vậy, bên cạnh những hộ gia đình có ý thức, trách nhiệm tham gia, đóng góp vào các hoạt động hỗ trợ cho cuộc sống sinh kế bền vững của họ thì vẫn còn một đại bộ phận người dân chưa thoát khỏi tính ỷ lại, trông chờ vào người khác.
Bảng 3.19: Nhu cầu hỗ trợ thêm từ dự án của người dân
ĐVT: %
Ý kiến hộ hưởng lợi Tổng cộng Rất cần Bình
thường
Không cần
Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, gieo trồng … 50,0 25,9 24,1 100,0 Tập huấn về duy tu, bảo dưỡng 53,7 31,5 14,8 100,0 Tập huấn về sử dụng nguồn nước sạch, hợp
vệ sinh
50,0 27,8 22,2 100,0 Tập huấn về dinh dưỡng cho trẻ em 41,7 34,3 24,0 100,0 Tập huần về công tác lập kế hoạch thôn, xã 39,8 27,8 32,4 100,0 Tập huấn về giám sát, đánh giá 40,7 26,9 32,4 100,0 Tập huấn về bảo quản và tiêu thụ sản phẩm 47,2 26,9 25,9 100,0
Hỗ trợ cây, con giống 52,8 18,5 28,7 100,0
Hỗ trợ về phân bón 62,0 22,2 15,7 100,0
Hệ thống nước tưới, kênh mương 39,8 34,3 25,9 100,0
Hệ thống đường sá 44,4 34,3 21,3 100,0
Hệ thống thông tin thị trường 64,8 16,7 18,5 100,0
Hỗ trợ tiền vốn 53,7 20,4 25,9 100,0
Nguồn: Lược trích kết quả tính toán từ số liệu điều tra
Thăm dò ý kiến đánh giá của hộ hưởng lợi về mức độ hỗ trợ thêm của dự án cho thấy: Nhu cầu của người dân đối với các hoạt động hỗ trợ của dự án là rất lớn. Mặc dù dự án đã đầu tư tổng số vốn xấp xỉ 78 tỷ trong 3 năm vừa qua với rất nhiều
hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cũng như xã hội cho người dân ở huyện Nam Đông, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của họ. Trong số những nhu cầu của người dân đưa ra ở đây có thể chắc chắn chúng có thật chính đáng hay không. Như đề cập ở trên thì một số người dân chưa có được ý thức tốt do vậy mà nhu cầu họ đặt ra đôi lúc chỉ để đáp ứng nhu cầu trước mắt của họ, chứ không mang tính hỗ trợ, cung cấp các đầu vào cần thiết như mục tiêu của dự án đã đặt ra. Do vậy, dự án cần xem xét đâu là nhu cầu thực tế và đâu là những “đòi hỏi” của người dân để có thể xây dựng các kế hoạch thực hiện hợp lý, hiệu quả
Qua phân tích ở các phần trên, chúng tôi nhận thấy các hộ hưởng lợi đánh giá khá cao về mức độ hữu ích các khoá tập huấn, tính kinh tế của mô hình; nhu cầu cần hỗ trợ thêm từ dự án cũng khá lớn nhưng khi điều tra dự định việc áp dụng các mô hình trình diễn mà dự án đã xây dựng thì chỉ có 15,7% ý kiến cho rằng họ sẽ áp dụng, 13% ý kiến cho rằng họ không áp dụng và 71,3% ý kiến cho rằng họ không có ý kiến.
(Nguồn: Lược trích số liệu điều tra) Như vậy, các hộ hưởng lợi vẫn chưa khẳng định những hoạt động mà dự án hỗ trợ sẽ giúp cho họ có được cuộc sống ổn định sau này, bằng chứng là họ vẫn chưa có quyết định có nên thực hiện những hoạt động đã được hướng dẫn, tập huấn hay không cho cuộc sống mưu sinh của mình sau này.
* Hoạt động sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh
Qua thăm dò ý kiến của hộ hưởng lợi về nguồn nước sử dụng cho thấy: chỉ có 3,7% hộ dùng nước sông, suối, 10,2% hộ dùng nước máy và 86,1% hộ dùng nước giếng, nước tự chảy. Trong khi đó, ý kiến của hộ hưởng lợi đánh giá về mức độ cung cấp nước sinh hoạt của dự án cho thấy: 64,8% ý kiến cho rằng hỗ trợ nhiều, 16,7% ý kiến cho rằng hỗ trợ trung bình, 18,5% ý kiến cho rằng hỗ trợ ít. Điều này cho thấy dự án đã hỗ trợ cho người dân nhiều công trình cung cấp nước sinh hoạt, người dân cũng có những nhận biết đúng trong việc sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, với mức độ cung cấp nước sạch không đầy đủ cho người dân là một vấn đề dự án xem xét lại chất lượng công trình.
Qua thăm dò ý kiến người hưởng lợi về lượng nước sinh hoạt hàng năm cho thấy: có 3,7% ý kiến cho rằng thiếu nước sinh hoạt, 58,3% ý kiến cho rằng đủ nước
sinh hoạt và 41% ý kiến cho rằng thừa nước sinh hoạt. Với mức độ thiếu nước sinh hoạt là 3,7% là một số không lớn. Với thời gian còn lại, dự án nên rà soát lại để cung cấp thêm các công trình, đồng thời bổ sung thêm các khóa tập huấn về sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh để nâng tổng số hộ sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên địa bàn huyện lên 100% như mục tiêu mà huyện đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII nhiệm kỳ năm 2006-2010, cũng như trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Đông năm 2008.
* Hoạt động giảm suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
Các hoạt động này được thực hiện dưới sự hỗ trợ trực tiếp của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh. Với các kinh nghiệm thực tế và các nội dung mới được tư vấn dự án hỗ trợ qua các các khóa tập huấn, Hội phụ nữ được đánh giá cao trong hoạt động hỗ trợ cho trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi. Theo ý kiến đánh giá chủ quan của ADB thì đa số các mô hình nấu ăn, kiểm tra cân nặng cho trẻ em được thực hiện tốt, tuy nhiên qua khảo sát thì đa số ý kiến hộ hưởng lợi cho rằng các khóa tập huấn vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, do thời gian tập huấn ngắn và nội dung vẫn chưa cụ thể nên người dân chưa nắm bắt được.
CHƯƠNG 4