Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 90 - 92)

- Sản xuất LN (trồng rừng KT) 0,92 5,53 0,72 4,81 0,82 5,17 Phân theo nguồn hình thành

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.2.2. Giải pháp nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng kinh tế

Công tác giống có vai trò rất quan trọng trong trồng rừng, nó quyết định năng suất và chất lượng của rừng trồng kinh tế. Vì thế để phát triển bền vững rừng trồng kinh tế, trước hết phải chú trọng làm tốt công tác giống.

Rừng trồng kinh tế của tỉnh hiện nay có cơ cấu cây trồng chủ yếu là cây Keo tai tượng và Keo lai hom, là loài cây mọc nhanh có tác dụng cải tạo đất đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là một trong những giống cây trồng chính của ngành lâm nghiệp. Đây cũng là loài cây cung cấp cho thị trường nguồn nguyên liệu phù hợp với nhu cầu chế biến dăm gỗ của các nhà máy.

Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng rừng kinh tế cần được phổ biến thực hiện đầy đủ theo hướng thâm canh. Kích thước hố đào trồng rừng phải đảm bảo tối thiểu 30x30x30 cm. Những nơi có địa hình bằng phẳng, thuận lợi thì cần áp dụng biện pháp cày đất bằng cơ giới. Mật độ trồng rừng

không nên quá dày hoặc quá thưa. Mật độ thích hợp nhất là 1.650 cây/ha, đảm bảo cho rừng sinh trưởng phát triển đồng đều cả về đường kính và chiều cao, nâng cao năng suất rừng trồng. Rừng trồng kinh tế cần được bón lót phân khi trồng và bón thúc trong 2 năm tiếp theo, liều lượng bón 0,2 kg/hố/năm.

Rừng trồng kinh tế sau khi trồng cần được chăm sóc mỗi năm 2 lần trong 3 năm tiếp theo. Biện pháp chăm sóc bao gồm trồng dặm, phát luỗng thực bì dây leo, bụi rậm, xăm xới vun gốc và làm đường lô khoảnh. Sau khi hết thời gian chăm sóc, rừng trồng cần được tiếp tục đầu tư quản lý bảo vệ cho đến khi khai thác.

Về lâu dài, cần tiếp tục nghiên cứu lựa chọn cơ cấu loài cây thích hợp để đưa vào phát triển trồng rừng kinh tế theo hướng đa dạng hóa loài cây trồng, vừa bảo đảm có cây gỗ nhỏ mọc nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn để sớm đem lại thu nhập cho người dân, đồng thời vừa có cây gỗ lớn dài ngày để nâng cao tính bền vững của rừng, phát huy chức năng phòng hộ.

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và nhu cầu thị trường, các loài cây trồng rừng chủ lực của tỉnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc nhanh, năng suất cao, có giá trị kinh tế, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, thích nghi với điều kiện môi trường, có thể gây trồng trên diện rộng và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Thường xuyên cập nhật thông tin về một số giống cây trồng mới có giá trị kinh tế mang lại hiệu quả cao để nghiên cứu thử nghiệm đưa vào trồng rừng kinh tế của tỉnh. Nâng cao chất lượng cây giống trồng rừng, tìm kiếm giống cây mới có năng suất cao hơn, chất lượng hơn, có thị trường và cho thương phẩm cao.

Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao và áp dụng công nghệ mới vào trồng rừng, phổ biến áp dụng kỹ thuật tạo giống cây bằng phương pháp mô, hom. Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng cây giống nhân hom thay cho cây giống gieo ươm từ hạt mà người dân tự gieo

ươm hoặc mua giống trôi nổi trên thị trường, không có nguồn gốc rõ ràng. Đẩy mạnh công tác quản lý giống trên địa bàn tỉnh, kiên quyết hủy bỏ những vườn ươm giống kém chất lượng, làm tốt công tác phân loại cây con trước khi xuất vườn đem bán cho các hộ gia đình trồng rừng.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 90 - 92)