Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 75 - 79)

- Sản xuất LN (trồng rừng KT) 0,92 5,53 0,72 4,81 0,82 5,17 Phân theo nguồn hình thành

3.3.5. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của các hộ điều tra

tế của các hộ điều tra

Kết quả điều tra phỏng vấn các hộ gia đình về đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ sau khi xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 15.0, kết quả được tổng hợp thành biểu như sau:

Biểu 3.14: Đánh giá tác động của các nhân tố đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của các hộ điều tra

Nhân tố ảnh hưởng Điểm đánh giá F Sig.

Bình quân H. Phú lộc H. Hương Trà

Thị trường tiêu thụ 4,6167 4,5667 4,6667 0,620 0,434

Giá cả thu mua 4,4667 4,4000 4,5333 0,928 0,339

Tăng thu nhập 4,2500 4,3333 4,1667 1,160 0,286

Quỹ đất để TR 4,3667 4,3000 4,4333 1,132 0,292

Vay vốn ưu đãi 4,0333 4,1333 3,9333 2,270 0,137

Hỗ trợ kỹ thuật 3,4167 3,6000 3,2333 3,033 0,087

Ký kết hợp đồng tiêu thụ sp 2,9667 3,1667 2,7667 5,056 0,028

(Nguồn: Phụ lục 02)

đánh giá của các hộ điều tra về ảnh hưởng của nhân tố ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ. Điểm trung bình chung của nhân tố này là 2,9667 cho thấy các hộ xem việc ký kết hợp đồng không thật sự quan trọng.

Qua điều tra được biết, một số hộ rất cần được ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng với các nhà máy để yên tâm sản xuất vì đảm bảo được đầu ra tiêu thụ ổn định, không bị phụ thuộc vào sự biến động thất thường của thị trường. Theo họ, giữa nhà máy và các hộ trồng rừng cần có sự tin cậy, hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất. Các hộ vừa tiêu thụ được sản phẩm gỗ rừng trồng, các nhà máy cũng đảm bảo chủ động được nguồn nguyên liệu để chế biến dăm gỗ. Cả hai cùng tồn tại, hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Trong khi đó, các hộ khác muốn được hoàn toàn chủ động trong hoạt động sản xuất của mình. Theo họ, trong khi thị trường gỗ nguyên liệu đang khan hiếm, giá cả có xu hướng ngày càng tăng lên thì việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các nhà máy sẽ bị ràng buộc bởi các trách nhiệm pháp lý, các hộ sẽ không có cơ hội lựa chọn bán sản phẩm rừng trồng kinh tế của mình với mức giá cạnh tranh, thường cao hơn giá thu mua của nhà máy. Thực tế cho thấy, mua bán theo hình thức tự do không qua hợp đồng cũng là phương thức mua bán phù hợp với thói quen và tập quán truyền thống của phần lớn các hộ gia đình hiện nay.

Tuy nhiên, giao dịch mua bán theo hình thức tự do không qua hợp đồng mặc dù không thay đổi hình thái hiện vật, không nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn gia tăng giá, chủ yếu để đảm bảo lợi nhuận cho các nhóm tác nhân trung gian. Hơn nữa, giao dịch theo hình thức này cũng làm cho các nhà máy và các hộ trồng rừng không tiếp cận được với nhau để xây dựng mối quan hệ hợp tác trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ nguyên liệu. Về lâu

dài, cần áp dụng hình thức giao dịch mua bán qua hợp đồng để đảm bảo giá mua gỗ nguyên liệu có lợi cho người trồng rừng, đồng thời các nhà máy chủ động có được nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất.

* Đối với các nhân tố còn lại, số liệu ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá của các hộ điều tra về ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ (mức ý nghĩa Sig.>0,05). Các hộ điều tra đều thừa nhận các nhân tố này đã tác động đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ, tuy nhiên mức độ tác động của từng nhân tố có khác nhau.

- Nhân tố thị trường tiêu thụ được đánh giá là có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế của các hộ điều tra. Đa số các hộ điều tra đều thống nhất đánh giá vai trò rất quan trọng của nhân tố này với số điểm khá đồng đều: điểm đánh giá ở huyện Phú Lộc là 4,5667, ở huyện Hương Trà là 4,6667, điểm trung bình chung là 4,6167 điểm. Điều đó cho thấy, có một thị trường đầu ra ổn định thì sẽ tạo được động lực thúc đẩy rừng trồng kinh tế phát triển mạnh mẽ.

Qua điều tra các hộ cho biết, giai đoạn trước khi có các nhà máy, thị trường gỗ nguyên liệu chưa phát triển nên sản phẩm rừng trồng của các hộ rất khó tiêu thụ, chủ yếu được sử dụng làm chất đốt của gia đình, diện tích rừng trồng kinh tế hàng năm của hộ phát triển không đáng kể. Tuy nhiên, kể từ khi có các nhà máy, thị trường tiêu thụ ngày càng phát triển, nhu cầu gỗ nguyên liệu của các nhà máy ngày càng tăng cao đã thúc đẩy các hộ mạnh dạn huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển rừng trồng kinh tế.

Qua phân tích cho thấy, sự hình thành các nhà máy chế biến dăm gỗ đã có tác động tích cực trong việc tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định, qua đó đã tác động đến sự phát triển của rừng trồng kinh tế trên địa bàn tỉnh.

- Nhân tố giá cả thu mua cũng được các hộ điều tra đánh giá có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ. Nhân tố này có số điểm

đánh giá trung bình chung là 4,4667 điểm, ở huyện Phú Lộc là 4,4000 điểm và ở huyện Hương Trà là 4,5333. Qua điều tra cho thấy, từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ, giá thu mua nguyên liệu đã tăng dần do tình trạng khan hiếm nguyên liệu, tranh mua giữa các thương lái nên giá gỗ rừng trồng nguyên liệu đã tăng mạnh, hiệu quả từ rừng trồng đem lại rất cao đã thúc đẩy các hộ phát triển mạnh rừng trồng kinh tế.

- Sự hình thành một thị trường tiêu thụ gỗ ổn định kể từ khi có các nhà máy với giá cả thu mua nguyên liệu cạnh tranh đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình cũng đã khuyến khích các hộ tích cực phát triển rừng trồng kinh tế. Khi rừng trồng kinh tế đến thời điểm thu hoạch, sản phẩm được bán một lần nên đã đem lại cho các hộ một khoản thu nhập khá lớn. Với khoản thu nhập này, các hộ không những có điều kiện để tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất mà còn có vốn tích lũy, mua sắm vật dụng gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhân tố tăng thu nhập cũng được các hộ điều tra đánh giá có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ với số điểm trung bình là 4,2500.

- Nhân tố quỹ đất để trồng rừng được các hộ đánh giá có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển mở rộng quy mô diện tích rừng trồng kinh tế. Nhân tố này có điểm đánh giá thấp nhất là 4,00 điểm và điểm đánh giá cao nhất là 5,00 điểm. Điểm đánh giá trung bình của nhân tố này là 4,3667 điểm, chỉ thấp hơn điểm đánh giá của 2 nhân tố thị trường tiêu thụ (4,6167 điểm) và giá cả thu mua (4,4667 điểm). Nhân tố quỹ đất để trồng rừng cũng được các hộ điều tra thống nhất đánh giá là một trong 3 nhân tố có ảnh hưởng nhất, tác động lớn nhất đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của các hộ nói riêng và người dân trên địa bàn tỉnh nói chung. Qua điều tra cho thấy, trong thời gian gần đây nguồn quỹ đất để phát triển rừng trồng kinh tế ngày càng giảm dần. Các hộ điều tra hiện rất mong muốn được nhà nước đẩy mạnh công tác giao đất, tạo điều kiện cho các hộ chủ động có tư liệu sản xuất, đầu tư thâm canh

để phát triển mạnh rừng trồng kinh tế.

- Nhân tố vay vốn ưu đãi cũng được các hộ điều tra đánh giá có tác động đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ với số điểm đánh giá trung bình là 4,0333 điểm. Trong đó, ở huyện Hương Trà là 3,9333 điểm và ở huyện Phú Lộc là 4,1333 điểm. Qua điều tra cho thấy, kể từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ, thu nhập từ rừng trồng đã tạo điều kiện cho các hộ có tích lũy để phát triển sản xuất, tuy nhiên vốn để đầu tư phát triển trồng rừng thâm canh vẫn còn hạn chế, nhất là các hộ ở huyện Phú Lộc. Việc tiếp cận các nguồn vốn của nhà nước cho vay phát triển sản xuất đối với các hộ vẫn chưa được thuận lợi, thủ tục vay vốn vẫn còn phức tạp. Để tạo điều kiện cho các hộ đầu tư phát triển mạnh rừng trồng kinh tế, nhà nước cần cải tiến thủ tục cho vay đơn giản hơn, đồng thời kéo dài thời hạn, nâng hạn mức cho vay để các hộ có điều kiện thâm canh, nâng cao năng suất của rừng trồng.

- Ở mức ý nghĩa 10% nhân tố hỗ trợ kỹ thuật có tác động đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của hộ. Điểm bình quân của nhân tố này là 3,4167. Trong đó, ở huyện Phú Lộc là 3,6000 điểm và ở huyện Hương Trà là 3,2333 điểm.

Qua điều tra cho thấy, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm qua đã rất quan tâm đến công tác khuyến nông khuyến lâm cho người dân trên địa bàn tỉnh. Nhiều hộ được tập huấn đầy đủ, được trang bị các kiến thức về kỹ thuật trồng rừng thâm canh cũng như có được kinh nghiệm tích lũy trong thực tế nên đã chủ động trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, một số hộ khác cũng cho rằng, sự hỗ trợ kỹ thuật là rất cần thiết để cập nhật, bổ sung thêm kiến thức áp dụng vào trồng rừng thâm canh, góp phần tăng năng suất chất lượng của rừng trồng kinh tế, thu được nhiều hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 75 - 79)