PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế nằm ở trung độ cả nước trên 2 trục giao thông quan trọng Quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Bắc Nam. Tỉnh có sân bay Phú Bài, cảng nước sâu Chân Mây và cảng biển Thuận An, có cửa khẩu Cu Tai-Hồng Vân và A Đớt-Tà Vàng tạo lợi thế giao lưu mậu dịch trong nước và quốc tế.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 505.453,4 ha. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị,
Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Phía Đông giáp biển Đông,
Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. - Tọa độ địa lý:
16012' - 16045' vĩ độ bắc
107002' - 108011' kinh độ đông.
* Địa hình, địa thế
Thừa Thiên Huế nằm trên dải đất hẹp miền Trung, toàn bộ diện tích của tỉnh là một mặt nghiêng từ Tây sang Đông theo hình cánh cung từ A Lưới đến Hải Vân với chiều dài trên 180 km, chiều rộng 80 km.
Toàn tỉnh được chia làm 5 vùng:
- Vùng núi: là dải đất phía Tây của tỉnh từ A Lưới đến Hải Vân, gồm những dãy núi cao liên tiếp, có độ cao trung bình 1.000 m, độ dốc bình quân
350. Trong vùng núi có hai thung lũng là Nam Đông và A Lưới tương đối bằng phẳng. Nhìn chung địa hình vùng núi hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối, độ dốc lớn nên khó khăn trong sản xuất nghề rừng.
- Vùng gò đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những dãy đồi bát úp, lượn sóng phân bố ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc, có độ cao từ 300 m trở xuống, độ dốc bình quân từ 15-250. Vùng này bao gồm nhiều diện tích rừng trồng, rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp.
- Vùng đồng bằng: là vùng đất hẹp chạy dài theo quốc lộ 1A từ Phong Điền đến đèo Hải Vân, đây là diện tích đất phù sa được bồi tụ do sông suối, là quỹ đất bố trí cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống của nhân dân.
- Vùng đầm phá có phá Tam Giang, đầm Sam, đầm An Cư, đầm Cầu Hai và đầm Lăng Cô.
- Vùng cát ven biển là phần đất phía đông của Tỉnh, có độ cao từ 3-6 m.
* Địa chất, thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra lập địa và xây dựng bản đồ dạng đất phục vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Phân viện điều tra quy hoạch rừng trung Trung bộ xây dựng năm 1999 thì tỉnh Thừa Thiên Huế có các nhóm đất sau:
Bảng 2.1: Thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích 505.453,4 100,0
Nhóm đất Feralit 370.030,0 73,2
Nhóm đất phù sa ven sông suối 15.314,0 3,0
Nhóm đất cát nội đồng và ven biển 22.650,0 4,5
(Nguồn: Phân viện điều tra quy hoạch rừng trung Trung bộ)
Đặc điểm của nhóm đất Feralit là có tính chất chua, nghèo dinh dưỡng, phần lớn diện tích đất này là đất lâm nghiệp. Nhóm đất phù sa ven sông suối hình thành do quá trình bồi tụ lắng đọng ở hạ lưu các con sông nên có độ dày tầng đất khá cao >100 cm, thích nghi cho sản xuất nông nghiệp. Nhóm đất cát nội đồng và ven biển do cấu tạo hạt thô rời rạc, khả năng giữ nước kém, nghèo dinh dưỡng, vì vậy dễ bị tác động xâm thực của yếu tố môi trường như gió, nước ảnh hưởng lớn đến khả năng phòng hộ. Các loại đất khác bao gồm đất ngập nước, đất xói mòn trơ sỏi đá…
* Khí hậu, thủy văn
Thừa Thiên Huế có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao và chế độ bức xạ phong phú, gồm 2 mùa rõ rệt là mùa khô nóng và mùa mưa lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, cao nhất 38,50C, thấp nhất 12,10C. Tổng lượng mưa bình quân năm toàn tỉnh là 3.323 mm, phân bố không đồng đều. Độ ẩm trung bình năm là 87,5%.
Tỉnh Thừa Thiên Huế chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 trong năm đến tháng 2 năm sau, thường kèm theo mưa. Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7 trong năm, có đặc điểm khô nóng nên thường gây hạn hán và cháy rừng.
Hệ thống sông suối trong tỉnh phân bố khá đều khắp. Tuy nhiên, do đặc điểm chung của các con sông là ngắn và dốc, cửa sông hẹp, lưu lượng nước không đều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô xảy ra hiện tượng nước mặn xâm thực đồng ruộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của nhân dân.
Trong những năm gần đây, tình hình bão lụt thường xuyên xảy ra với tần suất cao và cường độ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và con người. Vì vậy, công tác bảo vệ và phát triển rừng cần được quan tâm đúng
mức, trong đó phát triển trồng rừng kinh tế cũng sẽ góp phần để làm tốt chức năng phòng hộ của rừng nhằm giảm thiểu những tác động do thiên tai gây ra.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
* Dân số, lao động
Theo số liệu của Cục Thống kê, dân số Thừa Thiên Huế năm 2006 là 1.137.962 người, tăng 11.699 người so với năm 2005. Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2005 là 1,33%, năm 2006 giảm còn 1,28%.
Bảng 2.2: Cơ cấu dân số, lao động tỉnh Thừa Thiên Huế
Đơn vị tính: người
2005 2006 (2006/2005)So sánh
Chỉ tiêu Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Tăng, Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) giảm (%)