Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 43 - 45)

1. Dân số 126.293 100,0 137.962 100,0 1669 101,04 Phân theo giới tính

2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Quá trình khảo sát điều tra được tiến hành đồng thời ở cả hai cấp độ để hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

- Cấp độ thứ nhất là khảo sát, thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp, bao gồm: i) Xem xét các văn bản pháp quy, các chính sách phát triển công nghiệp chế biến gỗ và phát triển rừng trồng kinh tế, các chính sách về đất đai, đầu tư và tín dụng, các dự án đầu tư trồng rừng trên địa bàn tỉnh; diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp qua các năm; đặc điểm của thị trường tiêu thụ lâm sản; các quy trình quy phạm, các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong trồng rừng và chế biến gỗ... ii) Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về công nghiệp chế biến gỗ và rừng trồng kinh tế, các đề án, chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến gỗ và trồng rừng nguyên liệu... được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức trong nước và quốc tế, các cuộc trả lời phỏng vấn các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tài liệu đăng tải trên mạng

internet... iii) Trao đổi ý kiến, phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp với lãnh đạo các nhà máy chế biến dăm gỗ, các nhà quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp và công nghiệp chế biến gỗ, giám đốc các doanh nghiệp, các công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng trên địa bàn, và một số cán bộ địa phương...

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các đơn vị: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường, Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Phân viện điều tra quy hoạch rừng trung Trung bộ, Đoàn điều tra quy hoạch và thiết kế nông lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng và các Công ty lâm nghiệp, Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu Chaiyo AA Việt Nam, Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu PISICO Huế, Nhà máy trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế, một số phòng ban ở các huyện, Trung tâm học liệu, Trường đại học kinh tế, các Website và các tạp chí trong nước và ngoài nước...

- Cấp độ thứ hai và quan trọng nhất là điều tra thu thập nguồn số liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế và phỏng vấn các hộ gia đình tham gia trồng rừng kinh tế trên địa bàn tỉnh thông qua phiếu điều tra.

Do thời gian hạn chế và địa bàn nghiên cứu trải rộng nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ gia đình ở 2 huyện Phú Lộc và Hương Trà. Đây là 2 huyện có diện tích rừng trồng kinh tế nhiều nhất của tỉnh hiện nay. Các hộ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ tham gia trồng rừng kinh tế được địa phương cung cấp. Thông tin thu thập từ các hộ gia đình tập trung vào các nội dung: diện tích các loại đất hộ đang sử dụng, nguồn gốc hình thành; diện tích rừng trồng qua các năm, tình hình sử dụng lao động, vốn đầu tư cho sản xuất, các nguồn vốn đã vay để trồng rừng, cơ cấu thu nhập, các hình thức tiêu thụ sản phẩm rừng trồng, những thuận lợi khó khăn, kiến nghị đề xuất và đánh giá của hộ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển rừng trồng kinh tế thông qua phương pháp cho điểm từ điểm 1 đến điểm 5.

Thông tin thu thập từ 3 nhà máy chế biến dăm gỗ chủ yếu tập trung vào các nội dung: loại hình doanh nghiệp, thời điểm thành lập, tổng vốn đầu tư, công suất chế biến, nhu cầu nguyên liệu hàng năm, tình hình thu mua nguyên liệu, các kênh thu mua, giá cả thu mua, thị trường xuất khẩu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những thuận lợi khó khăn…

Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn thêm một số chuyên gia về lĩnh vực lâm nghiệp, một số tư thương, đại lý thu mua gỗ nguyên liệu để bổ sung nguồn thông tin thu thập được phong phú hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w