Biến động tình hình sử dụng lao động của hộ điều tra

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 72 - 73)

2. Phân theo huyện

3.3.2. Biến động tình hình sử dụng lao động của hộ điều tra

Sự phát triển mạnh mẽ của rừng trồng kinh tế trên địa bàn tỉnh đã tạo thêm nhiều việc làm, thu hút được ngày càng nhiều hộ tham gia, góp phần tích cực vào việc giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở khu vực nông thôn.

Bảng 3.11: Biến động tình hình sử dụng lao động của hộ điều tra

Đơn vị tính: lao động/hộ

Loại rừng H. Phú Lộc H. Hương Trà B.quân chung 2002 2006 2002 2006 2002 2006 Tổng số lao động của hộ 4,5 10,5 4,9 9,1 4,7 9,8

1. Lao động gia đình 2,8 2,8 3,1 3,1 2,9 2,9

2. Lao động thuê mướn 1,7 7,7 1,8 6,0 1,8 6,9

+ Thuê thời vụ 1,7 6,6 1,8 5,5 1,8 6,1

+ Thuê thường xuyên 1,1 0,5 0,8

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy, tổng số lao động của hộ sử dụng bình quân năm 2002 là 4,7 lao động/hộ. Trong đó, lao động gia đình là 2,9 lao động/hộ. Do cuộc sống còn khó khăn, hiệu quả từ rừng trồng đem lại thấp nên phần lớn công việc các hộ đều tự làm để tiết kiệm chi phí. Giai đoạn này bình quân mỗi hộ chỉ thuê mướn 1,8 lao động để kịp thời giải quyết những công việc mang tính chất thời vụ.

Từ khi có các nhà máy, nhu cầu lao động của các hộ đã tăng mạnh, phần lớn để phục vụ khai hoang phát triển rừng trồng kinh tế theo hướng thâm canh. Năm 2006, ngoài số lao động gia đình, bình quân mỗi hộ đã thuê mướn thêm 6,9 lao động, trong đó lao động thời vụ là 6,1 lao động/hộ, lao động thuê mướn thường xuyên là 0,8 lao động/hộ chủ yếu để đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng và chăm sóc bón phân rừng trồng kinh tế.

Như vậy, sự hình thành của các nhà máy chế biến dăm gỗ đã có tác động khuyến khích các hộ sử dụng thêm nhiều lao động để đầu tư phát triển trồng rừng thâm canh, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho

người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 72 - 73)