Phương hướng phát triển rừng trồng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 86 - 87)

- Sản xuất LN (trồng rừng KT) 0,92 5,53 0,72 4,81 0,82 5,17 Phân theo nguồn hình thành

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1.2. Phương hướng phát triển rừng trồng kinh tế

Rừng trồng kinh tế của tỉnh phải phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác.

Chú trọng xây dựng các vùng nguyên liệu gỗ công nghiệp tập trung; quản lý sử dụng bền vững theo hướng đa mục đích, sản xuất nông lâm kết hợp. Rừng trồng kinh tế cần ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày, khuyến khích gây trồng các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Phát triển rừng trồng kinh tế của tỉnh phải trên cơ sở nhu cầu thị trường và tập trung vào các vùng có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ổn định và hiệu quả kinh tế cao. Cần tập trung cải thiện nhanh chóng năng suất rừng trồng thông qua áp dụng công nghệ nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật thâm canh để đáp

ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.

Đối với diện tích rừng trồng kém chất lượng, cần tiến hành thanh lý để trồng lại rừng mới, đem lại hiệu quả kinh tế và có giá trị môi trường cao hơn.

Phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng nhu cầu gỗ gia dụng và củi của địa phương, đặc biệt ở vùng cát ven biển.

Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung nhằm bảo đảm nguyên liệu gỗ cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.

Áp dụng khoa học công nghệ làm động lực cho phát triển lâm nghiệp; trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và kế thừa các kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương. Nghiên cứu phát triển rừng trồng kinh tế theo 2 hướng chính là cải tạo giống cây trồng và các biện pháp thâm canh để tăng năng suất, chất lượng rừng; gia tăng các giá trị bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học của rừng.

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển rừng trồng kinh tế, đặc biệt chú ý hệ thống đường lâm nghiệp, hệ thống phòng chống cháy và sâu bệnh hại rừng.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 86 - 87)