Kinh nghiệm phát triển rừng trồng kinh tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 33 - 35)

Ở Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa được gây trồng thành công như mỡ, tre luồng, thông nhựa... thì một số loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn với nhiều xuất xứ cũng được tham gia vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp. Vấn đề phát triển rừng trồng kinh tế đã được quan tâm đầu tư, nhất là khi nhà nước có chủ trương phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Các công trình nghiên cứu đã tập trung vào công tác tuyển chọn, lai tạo các giống có năng suất và chất lượng cao, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng, điều kiện lập địa cũng như các cơ chế chính sách. Nhờ vậy, rừng trồng kinh tế trong những năm qua đã có bước phát triển về chất.

Công tác cải thiện giống là một trong các lĩnh vực được quan tâm nhiều và đạt được những thành tựu đáng kể, có nhiều giống được nhà nước công nhận như Keo lai dòng BV10, BV16, BV32. Giống vô tính nhập nội cũng sớm được đánh giá và nhân rộng. Giống được cải thiện kết hợp với các biện pháp kỹ thuật thâm canh đồng bộ đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng

cao năng suất rừng trồng nguyên liệu công nghiệp. [29]

Giai đoạn 1992-1995, trong khuôn khổ của chương trình KN03-03, Hoàng Xuân Tý và các cộng sự đã tiến hành đề tài KN03-13 có tên là: Nâng cao công nghệ thâm canh rừng trồng (Keo, Bạch đàn), sử dụng cây họ đậu để cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng ở vùng Đông Nam Bộ. Nhóm tác giả đã đề xuất một tổ hợp phân hữu cơ vi sinh thích hợp để bón lót và bón thúc cho Bạch đàn ở vùng Sông Bé, đồng thời kiến nghị không nên trồng rừng kinh tế với mật độ 1.100 cây/ha vì tán quá thưa sẽ tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển, tốn công làm cỏ và không có lợi cho sinh trưởng của cây trồng.

Đỗ Đình Sâm (2001) đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng kinh tế và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau, điều kiện lập địa khác nhau thì lượng tăng trưởng của rừng trồng cũng khác nhau; độ dầy tầng đất và loại đất có ảnh hưởng lớn tới năng suất rừng trồng; giống được cải thiện, làm đất và bón phân hợp lý đều nâng cao năng suất rừng trồng. Rõ ràng là để nâng cao năng suất rừng trồng kinh tế, cần phải chọn giống đã được cải thiện, chọn lập địa phù hợp. Để phát huy năng suất, tiềm năng của nguồn giống đã cải thiện, cần tiến hành thâm canh rừng trồng thông qua các biện pháp làm đất, bón phân hợp lý. [30]

Cùng với sự đổi mới của đất nước, ngành lâm nghiệp của nước ta đã có những bước chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực, công tác tổ chức quản lý, các hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng được quan tâm nhiều hơn. Hàng loạt các chương trình, dự án lớn về trồng rừng đã được thực hiện trên khắp cả nước, nhiều mô hình rừng trồng kinh tế quy mô lớn đã được thiết lập, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng đã được xây dựng

thành quy trình, quy phạm.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 33 - 35)