Tổng nhu cầu 200.000 200.000 300.000 460.000 260.000 230 2 Khối lượng thu

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 53 - 58)

2. Khối lượng thu

mua thực tế 30.516 130.212 195.873 256.155 225.639 839 2.1. Trong tỉnh 26.260 67.110 88.220 150.207 123.947 572 2.2. Ngoài tỉnh 4.256 63.102 107.653 105.948 101.692 2.489 3. % lượng thu mua

trong tỉnh 13% 34% 29% 33% 20

(Nguồn: Các nhà máy chế biến dăm gỗ ở Thừa Thiên Huế)

Qua số liệu bảng trên cho thấy, tình hình thu mua nguyên liệu của các nhà máy tuy chưa đáp ứng nhu cầu công suất nhưng khối lượng thu mua được hàng năm đều tăng: từ 30.516 tấn năm 2003 lên 256.155 tấn vào năm 2006.

Nguồn nguyên liệu gỗ thu mua trên địa bàn tỉnh nhìn chung chiếm phần lớn, tăng mạnh và ổn định qua các năm, năm 2003 là 26.260 tấn, đến năm 2006 đạt 150.207 tấn.

Khối lượng gỗ nguyên liệu các nhà máy thu mua được trong năm 2006 so với năm 2003 đã tăng lên 225.639 tấn. Trong đó, thu mua từ nguồn gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh tăng 123.947 tấn và thu mua ở ngoài tỉnh tăng 101.692 tấn.

Nhìn chung, khối lượng gỗ nguyên liệu thu mua được trong tỉnh của các nhà máy so với nhu cầu tuy còn thấp nhưng có xu hướng cải thiện từ 13% vào năm 2003 đã tăng lên 33% vào năm 2006. Điều đó cũng cho thấy, các nhà máy đã thu hút có hiệu quả nguồn gỗ nguyên liệu trên địa tỉnh để phục vụ cho nhu cầu sản xuất chế biến của nhà máy.

3.1.2.3. Phương thức tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu của các nhà máy

Để đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu cho hoạt động sản xuất, các nhà máy đã có nhiều phương thức thu mua đa dạng, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp bán sản phẩm gỗ rừng trồng cho nhà máy với thủ tục thanh toán nhanh chóng, đơn giản; các nhà máy còn phát triển mạng lưới thu mua nguồn gỗ nguyên liệu thông qua các thương lái với nhiều chính sách ưu đãi, đảm bảo động viên họ cung cấp cho nhà máy nguồn nguyên liệu với số lượng lớn, đáp ứng yêu cầu về thời gian.

Bảng 3.3: Phương thức thu mua gỗ nguyên liệu của các nhà máy

Đơn vị tính: tấn

Phương thức thu mua 2003 2004 2005 2006 So sánh 2006/2003

+/- %

Khối lượng thu mua

thực tế 30.516 130.212 195.873 256.155 225.639 839 + Mua trực tiếp 24.956 37.712 39.473 26.078 1.122 104 + Mua qua thương lái 5.560 92.500 156.400 230.077 224.517 4.138

(Nguồn: Các nhà máy chế biến dăm gỗ ở Thừa Thiên Huế)

Qua số liệu trên cho thấy, phương thức thu mua gỗ nguyên liệu của các nhà máy chế biến dăm gỗ thực hiện dưới 2 hình thức là mua trực tiếp và mua qua thương lái. Năm 2003, các nhà máy đã thu mua được 30.516 tấn gỗ nguyên liệu, chủ yếu từ các hộ dân trong tỉnh đến bán trực tiếp tại nhà máy với 24.956 tấn chiếm tỷ lệ 81,8%; mua qua các thương lái chỉ chiếm tỷ lệ 18,2% với 5.560 tấn. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo từ 2004-2006, nguồn gỗ nguyên liệu thu mua qua các thương lái đã tăng mạnh, từ 92.500 tấn vào năm 2004 chiếm tỷ lệ 71% tổng khối lượng gỗ nguyên liệu thu mua được, lên đến 230.077 tấn vào năm 2006, chiếm tỷ lệ 89,8%. Số liệu trên đã cho thấy vai trò quan trọng của các thương lái trong việc thu gom, cung ứng nguồn gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm gỗ.

Việc đa dạng hóa các phương thức thu mua đã tạo điều kiện cho các nhà máy có được nguồn nguyên liệu chủ động hơn, cải thiện được tình hình khan hiếm gỗ nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ gỗ rừng trồng.

3.1.2.4. Chính sách giá thu mua gỗ nguyên liệu của các nhà máy

Nhìn chung, giá cả thu mua gỗ nguyên liệu của các nhà máy có xu hướng tăng đều qua các năm, giá cả thu mua nguyên liệu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Bảng 3.4: Giá thu mua nguyên liệu qua các năm

Đơn vị tính: ngàn đồng/tấn

Năm NM trồng và chế biến cây NL giấy XK HUẾ

NM chế biến lâm sản XK PISICO HUẾ NM chế biến dăm gỗ XK Chaiyo AA VN 2003 370 2004 460 2005 550 560 2006 560 560 560

(Nguồn: Các nhà máy chế biến dăm gỗ ở Thừa Thiên Huế)

Năm 2003 và 2004, trên địa bàn tỉnh chỉ có một Nhà máy trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Huế tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu nên giá cả thu mua còn thấp, thiếu tính cạnh tranh: năm 2003 là 370 ngàn đồng/tấn, năm 2004 là 460 ngàn đồng/tấn. Từ năm 2005, giá cả thu mua đã tăng lên 550-560 ngàn đồng/tấn do có sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các nhà máy.

Tuy nhiên, theo số liệu điều tra từ các nhà máy, giá cả thu mua nói trên là giá bình quân trong năm. Tùy thời điểm và tình hình thị trường, giá cả thu

mua của các nhà máy có thể tăng giảm khoảng 5%. Ngoài ra, các nhà máy còn có chính sách thưởng cho các thương lái khi họ cung cấp được nguồn nguyên liệu với số lượng lớn trong một thời gian nhất định, mức thưởng dao động từ 5-10 ngàn đồng/tấn.

Sự cạnh tranh về giá thu mua nguyên liệu của các nhà máy là động lực khuyến khích người dân tham gia phát triển trồng rừng kinh tế.

3.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN DĂM GỖ ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH TẾ CỦA TỈNH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KINH TẾ CỦA TỈNH

Để có cơ sở đánh giá tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đến sự phát triển rừng trồng kinh tế của tỉnh, đề tài đã tiến hành thu thập số liệu qua 2 giai đoạn: giai đoạn trước khi có các nhà máy từ năm 1999 đến năm 2002 (trong đó số liệu năm 1999 được lấy làm gốc vì thời điểm này tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện hoàn thành công tác tổng kiểm kê rừng và đất rừng toàn tỉnh theo Chỉ thị 286/TTg ngày 02/5/1997 của Thủ tướng Chính phủ) và giai đoạn sau khi có các nhà máy từ năm 2003 đến năm 2006.

Kể từ khi các nhà máy chế biến dăm gỗ hình thành và đi vào hoạt động, diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng trồng kinh tế.

3.2.1. Tác động đến việc sử dụng đất lâm nghiệp của tỉnh

Theo số liệu công bố tại Quyết định số 2503/QĐ/BNN-KL ngày 27/8/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng lên so với năm 1999 là 4.533 ha chủ yếu là do đã giải quyết xong diện tích tranh chấp ở xã Hồng Thủy giáp ranh với tỉnh Quảng Trị.

Bảng 3.5: Biến động diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế Đơn vị tính: ha TT Loại đất, loại rừng D.tích1999 % D.tích2006 % So sánh 2006/1999+/- % Diện tích tự nhiên 500.920 100,00 505.453 100,00 4.533 100,90 I Đất có rừng 214.184 42,76 286.541 56,69 72.357 133,78 1 Rừng tự nhiên 170.243 79,48 204.878 71,50 34.635 120,34 2 Rừng trồng 43.941 20,52 81.663 28,50 37.722 185,85 II Đất trống chưa SD 141.987 28,34 64.842 12,83 -77.145 45,67 1 Đất trống Ia 23.628 16,64 2.268 3,50 -21.360 9,60 2 Đất trống Ib 58.041 40,88 19.539 30,13 -38.502 33,66 3 Đất trống Ic 51.799 36,48 36.155 55,76 -15.644 69,80 4 Đất cát 8.519 6,00 6.880 10,61 -1.639 80,76 III Đất khác 144.749 28,90 154.070 30,48 9.321 106,44

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế) [1], [7].

Cơ cấu diện tích các loại đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ đã có bước chuyển biến theo chiều hướng tích cực, trong đó diện tích đất có rừng đã tăng mạnh từ 214.148 ha năm 1999 lên đến 286.541 ha vào năm 2006, tăng 33,78%.

Diện tích rừng tự nhiên giai đoạn từ 1999-2006 đã tăng thêm 34.635 ha, tăng 20,34%. Năm 1999 diện tích rừng tự nhiên là 170.243 ha đã tăng lên 204.878 ha vào năm 2006. Tuy nhiên, tỷ trọng rừng tự nhiên trong tổng diện tích đất có rừng giảm xuống từ 79,48% năm 1999 còn 71,50% vào năm 2006. Diện tích rừng tự nhiên tăng lên chủ yếu là do những diện tích đất trống đồi núi trọc trước đây đưa vào khoanh nuôi, quản lý bảo vệ nay đã diễn thế đi lên, trở thành rừng phục hồi.

Tỷ trọng diện tích rừng trồng trong tổng diện tích đất có rừng đã tăng lên từ 20,52% năm 1999 đến 28,50% vào năm 2006. Diện tích rừng trồng tăng thêm phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế của các hộ gia đình đầu tư để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dăm gỗ.

Diện tích đất trống trước đây bỏ hoang hóa nay đã được đưa vào khai thác sử dụng, chủ yếu là để phát triển rừng trồng kinh tế và sản xuất nông nghiệp nên diện tích đã giảm mạnh từ 141.987 ha năm 1999 xuống còn 64.842 ha vào năm 2006, giảm 54,33%.

Qua phân tích cho thấy, sự hình thành của các nhà máy chế biến đã có tác động tích cực đến tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của tỉnh, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, góp phần phục vụ phát triển nền kinh tế.

3.2.2. Tác động đến sự phát triển diện tích rừng trồng kinh tế

Diện tích rừng trồng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ đã có bước phát triển mạnh.

Bảng 3.6: Biến động diện tích rừng trồng kinh tế của tỉnh TT-Huế

Đơn vị tính: ha

Trước khi có NM Sau khi có NM 1999 2002 Bình quân 2003 2006 Bình quân

+/- % +/- %

Tổng diện tích 43.941 56.904 4.321 109,0 60.701 81.663 6.987 110,4 1. Phân theo N.vốn đầu tư

+ Nhà nước 22.452 32.217 3.255 112,8 35.042 42.437 2.465 106,6 + Tư nhân 21.489 24.687 1.066 104,7 25.659 39.226 4.522 115,2

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 53 - 58)