1. Dân số 126.293 100,0 137.962 100,0 1669 101,04 Phân theo giới tính
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và dân sinh, kinh tế, xã hộ
Thừa Thiên Huế nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có hệ thống giao thông tương đối hoàn thiện, có cảng biển, cửa khẩu thuận lợi cho việc phát triển mậu dịch và giao lưu. Thừa Thiên Huế có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí khá cao và có nguồn đất đai, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Thừa Thiên Huế có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa nhiều, nền nhiệt cao, đất đai có diện tích lớn, phân bố ở vùng đồi và vùng núi là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của nhiều loại cây trồng nói chung và cây lâm nghiệp nói riêng. Tiềm năng đất sản xuất nông lâm nghiệp tương đối lớn, là đối tượng sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp, thích nghi với nhiều loại cây trồng, nhất là trồng rừng kinh tế và trồng các loại cây công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân.
Diện tích đất trống đồi trọc còn khá nhiều nhưng phân bố chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, độ dốc lớn gây khó khăn cho công tác sản xuất kinh doanh nghề rừng. Những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển rừng trồng kinh tế tập trung không còn nhiều, nếu còn thường manh mún, phân tán. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa nắng khô hạn nóng bức, mùa mưa úng ngập, lũ lụt thường kèm theo bão. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém nhất là ở vùng nông thôn. Đời sống ở nông thôn tuy có cải thiện nhưng nhìn chung còn nghèo, thiếu vốn đầu tư, một số vùng sâu vùng xa trình độ dân trí còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất còn bị hạn
chế. Đây cũng là một thách thức lớn đặt ra cho mục tiêu phát triển rừng trồng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.