Giải pháp quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 88 - 90)

- Sản xuất LN (trồng rừng KT) 0,92 5,53 0,72 4,81 0,82 5,17 Phân theo nguồn hình thành

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.2.1. Giải pháp quy hoạch xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu

Diện tích đất trống lâm nghiệp chưa sử dụng của tỉnh hiện còn rất lớn, với hơn 64.842 ha chủ yếu là đất trống loại Ib (19.539 ha) và Ic (36.155 ha). Đây là quỹ đất có tiềm năng phát triển rừng trồng kinh tế tạo nguồn nguyên liệu cung ứng cho các nhà máy chế biến dăm gỗ.

Để khai thác sử dụng có hiệu quả, cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư nguồn lực, phát triển rừng trồng kinh tế, tạo nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất và tiêu dùng.

Trước hết, cần có chính sách ưu tiên cho thuê đất lâm nghiệp để tạo điều kiện cho các nhà máy chế biến dăm gỗ xây dựng phát triển rừng trồng kinh tế, tạo vùng nguyên liệu chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quỹ đất trống lâm nghiệp cũng có tác động rất lớn đến sự phát triển rừng trồng kinh tế, tạo nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng, tạo điều kiện cho các hộ nông dân chủ động có tư liệu sản xuất, đầu tư thâm canh

để phát triển mạnh diện tích và nâng cao chất lượng rừng trồng kinh tế, mở rộng loại hình kinh tế lâm nghiệp trang trại, kinh tế vườn rừng quy mô hộ gia đình để kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, cần có các chính sách ưu đãi khuyến khích các thành phần kinh tế khác ở trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài để tranh thủ các nguồn lực đầu tư phát triển rừng trồng kinh tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết trồng rừng kinh tế của tỉnh để có cơ sở pháp lý đẩy mạnh phát triển diện tích trồng rừng kinh tế.

Rà soát lại đất đai của các Ban quản lý rừng (Sông Bồ, Sông Hương, Hương Thủy, Bắc Hải Vân, Nam Đông, A Lưới) và các Công ty lâm nghiệp (Phong Điền, Tiền Phong, Phú Lộc, Nam Hòa) để giữ lại một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hợp lý, diện tích còn lại chuyển giao cho chính quyền địa phương để cấp đất cho dân sản xuất, phát triển trồng rừng kinh tế.

Đối với những diện tích rừng trồng kém chất lượng của các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp, cần sớm tiến hành thanh lý để trồng lại rừng theo hướng thâm canh, đảm bảo năng suất chất lượng.

Khuyến khích người dân trồng rừng kinh tế trên những diện tích nương rẫy bỏ hoang hóa để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai của tỉnh, tránh lãng phí.

Đối với những địa bàn đất đai nghèo kiệt, đất cát, diện tích manh mún, khuyến khích phát triển cây trồng phân tán và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp quy mô hộ gia đình.

Xây dựng chính sách khuyến khích “dồn điền, đổi thửa”, tạo điều kiện cho các hộ gia đình chuyển đổi, chuyển nhượng đất lâm nghiệp để có diện tích đủ lớn, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cơ giới hóa vào phát triển rừng trồng kinh tế.

lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình để người dân an tâm đầu tư phát triển sản xuất. Đây cũng là cơ sở để khuyến khích người dân phát triển mở rộng quy mô diện tích rừng trồng kinh tế.

Hiện tại, gỗ nguyên liệu mà các nhà máy đang thu mua trên địa bàn tỉnh chủ yếu có nguồn gốc từ những diện tích rừng được trồng trước năm 2003, năng suất còn thấp. Dự kiến từ năm 2010 trở đi, diện tích rừng kinh tế đầu tư thâm canh được trồng sau khi có các nhà máy đến tuổi khai thác thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ tăng dần, lớn hơn nhu cầu công suất hiện nay của các nhà máy. Do đó, các nhà máy cần có các giải pháp cải tạo nâng cấp, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến để tăng công suất chế biến.

Ngoài ra, cần tiếp tục khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường chế biến gỗ nguyên liệu nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đem lại lợi ích lâu dài cho người dân, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 88 - 90)