Chính sách về giá thu mua nguyên liệu

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 82 - 83)

- Sản xuất LN (trồng rừng KT) 0,92 5,53 0,72 4,81 0,82 5,17 Phân theo nguồn hình thành

3.4.3. Chính sách về giá thu mua nguyên liệu

Để có được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến dăm gỗ xuất khẩu, ngoài việc phải cạnh tranh với các tổ chức cá nhân khác trên địa bàn, giữa các nhà máy đã có sự canh tranh gay gắt về giá cả thu mua gỗ nguyên liệu. Giá thu mua gỗ nguyên liệu từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ đã không

ngừng tăng lên, đem lại lợi ích thiết thực cho người trồng rừng kinh tế.

Tuy nhiên, việc ký kết hợp đồng mua bán nguyên liệu giữa các nhà máy với người trồng rừng cũng chưa được chú trọng. Các nhà máy thường e ngại người dân ít chịu ràng buộc khi phải ký hợp đồng và chưa có thói quen thực hiện đúng hợp đồng, thường hay phá vỡ hợp đồng để bán sản phẩm cho người khác nếu thấy có lợi, gây thiệt hại cho nhà máy; trong khi người dân cho rằng các nhà máy thiếu phương tiện vận chuyển, giá mua thấp và thủ tục thanh toán thiếu linh hoạt; thương lái vào tận nơi mua với giá cao hơn, lại rất đơn giản. Việc ký kết hợp đồng tiêu thụ gỗ nguyên liệu rừng trồng với các nhà máy cũng làm cho hộ mất đi tính chủ động trong việc mua bán sản phẩm rừng trồng.

Hơn nữa, trong quan hệ mua bán, giữa các nhà máy và người sản xuất có lợi ích ngược chiều nên mỗi bên đều nỗ lực bảo vệ lợi ích của mình, mâu thuẫn với lợi ích bên kia. Các nhà máy muốn mua được giá thấp để tăng lợi nhuận, người trồng rừng lại muốn bán với giá cao để đảm bảo thu nhập.

Tùy thời điểm và tình hình thị trường, giá thu mua nguyên liệu của các nhà máy có thể linh hoạt điều chỉnh tăng giảm để đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, các nhà máy cũng cần quan tâm đến lợi ích của người trồng rừng để xây dựng mối quan hệ lâu dài, tạo nên sự tin cậy, qua đó gắn kết trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong quá trình sản xuất và chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 82 - 83)