Tác động đến sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển rừng trồng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 59 - 61)

2. Phân theo huyện

3.2.3. Tác động đến sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển rừng trồng kinh tế

triển rừng trồng kinh tế

Sự hình thành của các nhà máy chế biến dăm gỗ đã tác động tích cực đến sự phát triển của rừng trồng kinh tế, đồng thời thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhất là thành phần kinh tế hộ gia đình.

Bảng 3.7: Cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng

Các chỉ tiêu ĐVT 2002 2006 So sánh 2006/2002

D.tích % D.tích % +/- %

DT trồng rừng/năm ha 4.118 100,0 11.963 100,0 7845 290,5 RT của nhà nước ha 3.332 80,9 1.365 11,4 -1967 41,0

RT của tư nhân ha 786 19,1 10.598 88,6 9812 1348,3

+ Tập thể ha 380 48,3 365 3,4 -15 96,1

+ Hộ gia đình ha 406 51,7 10.233 96,6 9827 2520,4

Số hộ th.gia TR kinh tế hộ 580 5.380 4800 927,6

+ Số hộ dân hộ 445 76,7 4.963 92,2 4518 1115,3

+ Số hộ CBCNV hộ 135 23,3 417 7,8 282 308,9

Bquân diện tích mỗi hộ ha/hộ 0,70 1,9 1,2 271,4

(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế)

Số liệu bảng trên cho thấy, trong khi diện tích trồng rừng hàng năm từ nguồn vốn nhà nước có xu hướng giảm dần kể từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ, thì diện tích trồng rừng của thành phần kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh, từ 786 ha chiếm tỷ lệ 19,1% diện tích trồng rừng năm 2002 đã lên đến 10.598 ha chiếm tỷ lệ 88,6% diện tích trồng rừng năm 2006.

Năm 2002 trước khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ, thành phần kinh tế tư nhân trồng được 786 ha rừng trồng kinh tế. Trong đó, diện tích trồng rừng của tập thể là 380 ha, chiếm tỷ lệ 48,3%. Các hộ gia đình chỉ trồng được 406 ha rừng trồng kinh tế, chiếm tỷ lệ 51,7%, bình quân mỗi hộ trồng 0,7 ha.

Tổng số hộ tham gia trồng rừng năm 2002 là 580 hộ. Trong đó, hộ dân là 445 hộ chiếm tỷ lệ 76,7%, hộ cán bộ công nhân viên là 135 hộ, chiếm tỷ lệ 23,3%. Trong giai đoạn này, nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh phong trào trồng cây gây rừng, động viên người dân tích cực tham gia phát triển rừng để khai thác tiềm năng đất đai, các hộ cán bộ công nhân viên đã gương mẫu hưởng ứng nên chiếm tỷ lệ khá cao.

Kể từ khi có các nhà máy chế biến dăm gỗ, hiệu quả thiết thực từ rừng trồng kinh tế đem lại đã thu hút được nhiều hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển rừng trồng kinh tế với số lượng tăng nhanh qua các năm.

Năm 2006, diện tích trồng rừng kinh tế của tư nhân đã có bước phát triển vượt bậc lên đến 10.598 ha, chiếm tỷ lệ 88,6% tổng diện tích trồng rừng toàn tỉnh. Trong đó, phần lớn là diện tích rừng trồng của hộ gia đình với 10.233 ha. Diện tích rừng trồng của tập thể có xu hướng giảm do ưu tiên quỹ đất để phát triển rừng trồng kinh tế của các hộ gia đình. Số lượng hộ gia đình tham gia trồng rừng kinh tế năm 2006 đã tăng mạnh lên 5.380 hộ. Trong đó, hộ dân chiếm đa số với 4.963 hộ, hộ cán bộ công nhân viên 417 hộ, bình quân mỗi hộ trồng được 1,9 ha rừng trồng kinh tế.

Rừng trồng kinh tế của hộ gia đình trong giai đoạn này đã phát triển mạnh chủ yếu từ nguồn vốn tích lũy của hộ và nguồn vốn vay được từ Dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3. Đây là dự án cho vay tín dụng ưu đãi để phát triển trồng rừng kinh tế lớn nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Điều đó cũng cho thấy chính sách xã hội hóa nghề rừng của Đảng và nhà nước đã phát huy hiệu quả rất cao, được người dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Như vậy, sự hình thành của các nhà máy chế biến dăm gỗ đã có tác động tích cực đến sự phát triển rừng trồng kinh tế theo hướng bền vững, huy động được nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Tác động của các nhà máy chế biến dăm gỗ đối với sự phát triển rừng trồng kinh tế ở thừa thiên huế (Trang 59 - 61)