d- Trung gian Marketing
3.1.2.5- Quyền lực người mua
Tuỳ theo tình hình cụ thể từng giai đoạn, khách hàng cũng có quyền thương lượng nhưng theo chiều ngược lại với người cung ứng.
Thị trường sản phẩm nhôm định hình là loại thị trường cạnh tranh, có nhiều người bán cho rất nhiều người mua. Người bán thường tập trung mọi nổ lực marketing cho các phân đoạn thị trường mục tiêu nhất định của họ. Người mua có thể lựa chọn sản phẩm của nhiều người cung cấp được chào bán rộng rãi trên thị trường. Họ có thể vừa mua sản phẩm của nhà máy này đồng thời cũng có thể mua sản phẩm của nhà máy khác có tính năng, tác dụng tương tự nhằm thỏa mãn mục đích sử dụng của mình. Giữa người bán và người mua ít có sự phụ thuộc lẫn nhau, không một người mua nào có quyền chi phối đến các hoạt động bán hàng của các nhà cung cấp
và cũng không thể làm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những người mua khác. Như vậy, trong thị trường nhôm định hình, quyền năng của người mua yếu nên ít có các điều kiện đặt ra cho người bán.
Từ những phân tích 5 lực lượng theo mô hình Michael Porter ở trên, ta thấy rằng Nhà máy nhôm thanh định hình Đồng Hới đang chịu sức ép từ nhiều phía. Tuy Nhà máy không bị phụ thuộc vào người mua nhưng lại bị phụ thuộc nhiều vào người cung ứng. Nhà máy muốn ổn định sản xuất thì phải đáp ứng các điều kiện của nhà cung ứng đưa ra để có được lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Điều đó làm cho lợi nhuận của Nhà máy bị giảm sút. Nhà máy không phải lo lắng nhiều đối với những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn vì có nhiều rào cản đối việc gia nhập ngành của họ, nhưng Nhà máy phải đấu tranh nhiều với các đối thủ hiện tại. Họ là những người luôn có ưu thế vượt trội trên một số lĩnh vực nào đó. Nếu Nhà máy không tạo được cho mình nhiều lợi thế hơn sẽ bị đánh bại trên thị trường. Một vấn đề nữa mà Nhà máy không thể bỏ qua đó là những đe dọa của sản phẩm thay thế. Những sản phẩm này cũng có thể thỏa mãn được những nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, một khi họ có nhiều lợi thế hơn cũng sẽ cạnh tranh mạnh mẽ đối với sản phẩm của Nhà máy.