THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG MAKETING CỦA NHÀ MÁY
2.3.1- Hoạt động sản xuất
Nhà máy là đơn vị vừa SX vừa KD duy nhất một mặt hàng nhôm thanh định hình. Nhà máy có 04 phân xưởng gồm: phân xưởng đùn ép, phân xưởng Anod (xử lý bề mặt), phân xưởng đóng gói và phân xưởng cơ điện. Để tạo ra SP, quy trình SX phải qua các công đoạn được mô tả tại sơ đồ sau:
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
Tuỳ theo hình dạng, độ dày, kích thước của sản phẩm mà cán bộ kỹ thuật phải tính khối lượng phôi cần sử dụng cho phù hợp. Sau đó, phôi được đưa vào lò nung ủ ở nhiệt độ 500-5500C. Khi đạt đến nhiệt độ thích hợp, phôi được chuyển sang máy đùn ép theo khuôn để tạo hình sản phẩm. Thanh nhôm đã định hình được cắt thành đoạn 6m, xếp vào từng goòng để đưa vào lò xử lý độ cứng. Thanh nhôm đã xử lý độ cứng phải qua kiểm tra, sàng lọc để đưa vào xử lý bề mặt, tạo màu sắc của SP. Nếu SP là hàng bóng (ED) thì phải qua công đoạn phủ nhựa và sấy khô. Thanh nhôm đã xử lý bề mặt phải qua kiểm tra, sàng lọc một lần nữa trước khi đóng thành bó theo
Cắt phôi Nung ủ phôi Tạo hình Xử lý độ cứng Xử lý bề mặt Bao gói Nhập kho
quy định đóng gói của từng loại sản phẩm. Thành phẩm được bao gói bằng bìa giấy cứng và nhựa PE, đóng đai bằng máy, hai đầu bó hàng có nhãn nhận biết chủng loại, số lượng thanh, ngày đóng gói… Sản phẩm được cân, đo, đếm cẩn thận trước khi xếp thành từng loại để nhập kho chuẩn bị phân phối cho khách hàng [24].
Với máy móc thiết bị mới, dây chuyển SX hiện đại, tiên tiến, chất lượng cao đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, công nhân SX mới làm quen với máy móc, thiết bị nên chưa khai thác hết công suất thiết kế của dây chuyển SX, chất lượng SP chưa được đồng đều. Bắt đầu từ năm 2002 trở đi, từ đội ngũ quản lý cho đến công nhân SX được thử thách qua thực tế và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng, họ tập kinh nghiệm nên sản lượng của Nhà máy tăng lên rõ rệt. Đến nay, Nhà máy đã SX đạt 100% công suất thiết kế của dây chuyền SX, tỷ lệ phế phẩm đã được hạn chế và kiểm soát tốt.
Bảng 2.4: Tỷ lệ chính phẩm, phế phẩm so với tổng sản lượng
Năm Tổng sản lượng Chính phẩm Phế phẩm
Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) %
2002 3.059.080 100 2.751.383 89.94 307.697 10.06
2003 3.175.280 100 2.906.446 91.53 268.834 8.47
2004 3.201.480 100 2.988.096 93.33 213.384 6.67
(Nguồn: Nhà máy nhôm thanh định hình Đồng Hới)
Nhà máy đã tập trung vào các sản phẩm mà khách hàng ưa chuộng, chủ yếu là về màu sắc. Các màu trắng mờ, nâu mờ, vàng bóng được khách hàng ưa chuộng hơn, đơn đặt hàng luôn tăng về số lượng, còn các màu trắng bóng, nâu bóng, ghi bóng có xu hướng giảm.
Bảng 2.5: Tổng sản lượng của Nhà máy được phân nhóm theo màu sắc
Loại 2002 2003 2004
Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) % Số lượng (tấn) %
Trắng mờ 1.906.500 62.32 2.001.700 63.04 2.022.000 63.16
Nâu mờ 310.300 10.14 316.000 9.95 315.600 9.86
Vàng bóng 690.900 22.59 704.100 22.17 709.200 22.15
Nâu bóng 49.700 1.62 50.900 1.60 51.600 1.61
Ghi bóng 90.900 2.97 91.600 2.88 91.200 2.85
Cộng 3.059.080 100 3.175.280 100 3.201.480 100
(Nguồn: Nhà máy nhôm thanh định hình Đồng Hới)
Về chất lượng, trong năm đầu SX, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, tuy có công nghệ mới, tiên tiến tạo ra sản phẩm có mẫu mã, hình thức đa dạng, phong phú, nhưng màu sắc chưa được ổn định, có mẻ nhạt, có mẻ đậm không đồng đều. Đến năm 2002 trở đi và đặc biệt là năm 2004, những nhược điểm trên đã được khắc phục đáng kể. Phôi nguyên liệu được Nhà máy mua từ những nhà cung cấp có uy tín nên chất lượng của sản phẩm được tăng lên về độ cứng, độ uốn và khả năng chịu lực.