Sản phẩm của Nhà máy được phân phối đến khách hàng chủ yếu thông qua các trung gian phân phối. Nhà máy không mở đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ riêng của mình.
Hình 2.3: Sơ đồ các kênh phân phối sản phẩm của Nhà máy
Nhà máy có quan hệ hợp đồng phân phối sản phẩm với gần 30 nhà phân phối trong cả nước (xem phụ lục 6). Các nhà phân phối ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng thương mại hoặc chính sách trả chậm nhưng khi mua hàng thì theo hình thức mua đứt bán đoạn. Nhà máy không đầu tư nhiều vào việc khuyến mãi, quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm mà chủ yếu do các đối tác này thực hiện. Nhà máy không đảm bảo được tính chung thuỷ của họ. Cùng một lúc họ có thể kinh doanh sản phẩm của nhiều Nhà máy khác nhau và kinh doanh nhiều mặt hàng khác ngoài sản phẩm nhôm thanh định hình, thậm chí các mặt hàng đó còn cạnh tranh trực tiếp với nhau. Họ ưu tiên khuyếch trương, chào bán những sản phẩm của các nhà cung cấp đem lại lợi nhuận cho họ nhiều hơn. Vì vậy, khi Nhà máy kém linh hoạt hơn về hoá đơn, chứng từ thì việc tiêu thụ sản phẩm cúng gặp nhiều trở ngại thì họ có thể không hợp tác làm ăn với Nhà máy mà chuyển sang hợp tác làm ăn với các đối thủ khác. Quan hệ bán hàng của họ có tính ngẫu nhiên và chủ yếu do tác động của quan hệ cung- cầu và giá cả thị trường.
Nhà máy Các trung gian phân phối Đại lý Cửa hàng bán lẻ Khách hàng Cửa hàng bán lẻ
Khách hàng tiêu dùng sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là các cơ sở gia công mặt hàng nhôm kính. Họ mua sản phẩm của nhiều nhà máy khác nhau chủ yếu nhằm gia công ra các đồ dùng gia đình, thiết bị văn phòng, trang trí nội, ngoại thất, VLXD để bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Số lượng mua sản phẩm của Nhà máy tuỳ thuộc tình hình kinh doanh và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sản phẩm của họ.