Cải tiến chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 122 - 124)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.7.1.Cải tiến chất lượng sản phẩm

Trong quá trình điều tra, phần lớn các đơn vị đều cho rằng sản phẩm của mình làm ra đạt chất lượng cao, tuy nhiên đó chỉ là các nhận định mang tính kinh nghiệm, chủ quan của các chủ đơn vị. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào mẫu mã, chất lượng nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý và các nỗ lực cải tiến quá trình sản xuất phù hợp. Trước hết, chúng ta chưa có một hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá, đo lường chất lượng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các đơn vị có quy mô tương đối thì tự thiết lập tiêu chuẩn chất lượng của mình, các đơn vị nhỏ thì thường sản xuất không theo một tiêu chuẩn nào mà phần lớn là làm theo thói quen, các chủ đơn vị kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường nên khó đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Đối với các đơn vị tham gia xuất khẩu, chất lượng của sản phẩm là vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi tiến hành thực hiện các hợp đồng lớn các doanh nghiệp thông thường phải đặt hàng ở các đơn vị vệ tinh, do không thiết lập được cơ chế kiểm tra chất lượng nên sai sót là khó tránh khỏi. Chất lượng sản phẩm không bảo đảm sẽ ảnh hưởng không chỉ riêng đối với đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, làm mất đơn hàng, mất uy tín với các đối tác nước ngoài. Việc cải

tiến chất lượng sản phẩm cần phải có sự tham gia của nhiều bên từ nhà cung cấp nguyên liệu, cơ sở sản xuất, cơ sở nhận gia công cho đến thợ thủ công và các thương nhân nước ngoài. Có thể tham khảo vấn đề này qua mô hình 8. Vai trò của cơ quan Nhà nước là thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm và phổ biến đến từng địa phương, các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trong ngành và quan trọng hơn là đến được với người thợ sản xuất trực tiếp để họ thực hiện việc kiểm tra ngay trong giai đoạn sản xuất. Cần có sự tham gia tư vấn của các đơn vị nghiên cứu để hỗ trợ cho khối doanh nghiệp bằng việc hợp tác chuyển giao kỹ thuật. Các đơn vị sản xuất cần có sự trao đổi, hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu để cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm. Có thể thực hiện một số giải pháp sau :

Vùng sản xuất

(Cấp tỉnh) Vùng cung cấp nguyên liệu

Thay đổi, chuyển giao kỹ thuật sản xuất và nâng cao chất lượng Nâng cao chất lượng NL Doanh nghiệp có liên

quan ngành nghề thủ công ở các địa phương

khác Vùng sản xuất

Hợp tác nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật

Hướng dẫn, chính sách, hỗ trợ, tài trợ

Chính quyền TW

và tỉnh Viện nghiên cứu phát triển Có vai trò của cơ quan bảo trợ của Nhà nước

hay tổ chức có liên quan

: Hướng dẫn & hỗ trợ : Trao đổi

Nguồn : Đoàn Nghiên cứu JICA [1,6-13]

Mô hình 8 : Mạng lưới trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng

- Xây dựng tiêu chí quản lý chất lượng và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm có hiệu quả;

- Đầu tư vào thiết bị và công cụ có liên quan đến công tác cải tiến chất lượng; - Đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực quản lý chất lượng;

- Xây dựng hệ thống tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng để nhanh chóng khắc phục các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm;

- Tổ chức các lớp tập huấn cho lao động sản xuất trực tiếp, khuyến khích người sản xuất nâng cao năng lực, kỹ thuật, kỹ năng trong nghề;

- Hình thành nguồn kinh phí để có thể tiến hành đào tạo tại chỗ cho người lao động, chủ đơn vị trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng;

- Thành lập các trung tâm nghiên cứu chuyên ngành nhằm phát triển các kỹ thuật độc đáo của ngành nghề TCMN và tiến hành chuyển giao cho các đơn vị sản xuất;

- Xuất bản tập gấp về các tiêu chuẩn đo lường chất lượng để phổ biến rộng rãi tại các hiệp hội ngành nghề và các đơn vị sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 122 - 124)