Một số vấn đề về thị trường và khó khăn của các đơn vị điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 85 - 96)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.6. Một số vấn đề về thị trường và khó khăn của các đơn vị điều tra

Để có được cái nhìn toàn diện hơn về các đơn vị được điều tra nói riêng và ngành nghề TCMN của thành phố Huế nói chung, cần phải xem xét tình hình thị trường tiêu thụ, khó khăn của các đơn vị và môi trường kinh doanh để có thể tìm ra được những biện pháp mang tính khả thi nhằm phát triển ngành nghề TCMN trong thời gian đến. Phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) được dùng để kiểm định các yếu tố theo VA. Số liệu được tập hợp ở các bảng 20, 21, biểu đồ 4, 5 cùng với phần phụ lục 5.3, 5.4.

a. Tình hình thị trường

* Thị trường nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố cần thiết để các đơn vị tiến hành sản xuất, tuỳ theo đặc thù của từng nghề, mức độ sẵn có trên thị trường và các yếu tố khác mà các đơn vị sẽ có thuận lợi hay gặp khó khăn đối với vấn đề này. Nghề thêu hầu như không gặp khó khăn đối với việc mua nguyên liệu do các loại vải, chỉ, các loại phụ liệu được sản xuất trong nước, nhập khẩu bán rộng rãi với nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau trên thị trường, tỷ trọng 92,3% mua trong tỉnh, 4,9% mua ngoài tỉnh và 2,8% nhập khẩu, nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu thuộc về các đơn vị gia công hàng xuất khẩu với các loại nguyên liệu cao cấp do phía đối tác cung cấp. Tỷ trọng mua nguyên liệu gỗ của nhóm mộc mỹ nghệ với 79,2% trong tỉnh, 19,2% ngoài tỉnh, trong đó nhiều đơn vị chủ yếu mua lại các sản phẩm thô từ các tỉnh phía Bắc sau đó gia công và thực hiện các công đoạn hoàn thiện, khoảng 1,6% nguồn gỗ nhập khẩu, chủ yếu từ Lào. Nghề đúc đồng chủ yếu mua nguyên liệu trong tỉnh với 96,2% và 3,8% mua ngoài tỉnh.

* Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng của các đơn vị trong từng nhóm nghề. Sản phẩm của nghề thêu đa dạng, phong phú nhưng chưa hấp dẫn được khách hàng về chủ đề của sản phẩm, giá cả, bao bì. Các sản phẩm thêu cờ, trướng, liễn chủ yếu phục vụ cho các lễ hội, trang phục lễ bái truyền thống… nên nhìn chung thị trường có nhiều hạn chế. Tỷ trọng tiêu thụ với 91,8% trong tỉnh, 3,8% ngoài tỉnh và 4,4% xuất khẩu, chủ yếu qua đường tiểu ngạch.. Với độ tin cậy 99% từ các kiểm định cho thấy các đơn vị nhóm thêu có tham gia xuất khẩu có mức thu nhập bình quân cao hơn nhóm chưa tham gia xuất khẩu nhiều (188,1 triệu đồng so với 26,1 triệu đồng). Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường xuất khẩu hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho nghề này, hiện nay sản phẩm thêu của Huế được nhiều nước trên thế giới như Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản… biết đến và công nhận tính nghệ thuật của sản phẩm, trình độ kỹ thuật tay nghề của người thợ nên sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng, nhiều đơn vị lớn trên địa bàn đã và đang gia công các loại sản phẩm như áo truyền thống của Hàn Quốc, áo KIMONO của Nhật Bản là những sản phẩm đòi hỏi tính nghệ thuật và tay nghề cao và phần lớn đều được người thợ đáp ứng. Các đơn vị có tham gia xuất khẩu chủ yếu mang tính gia công, thường lệ thuộc vào đối tác về mẫu mã, giá cả, thời gian nên khó chủ động cho kế hoạch sản xuất kinh doanh và thường chỉ có quan hệ với ít đối tác nên dễ gặp phải rủi ro khi mối quan hệ bị đổ vỡ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh với 91,8%, ngoài tỉnh chiếm 3,8% và 4,4% xuất khẩu. Hình thức tiêu thụ chủ yếu là đặt hàng với 71,8% bán trong nước và 2,8% xuất khẩu, nhiều đơn vị chỉ chuyên làm gia công lại cho các đơn vị lớn hơn theo hình thức khoán sản phẩm do không có vốn, mặt bằng để giới thiệu sản phẩm và kinh nghiệm thương trường, 25,3% bán trên thị trường tự do, chỉ 0,56% làm theo hợp đồng kinh tế cho khách hàng trong nước.

Sản phẩm chính của nghề đúc đồng là các mặt hàng tượng đồng mỹ nghệ, đồ nghi lễ thờ cúng như chuông đồng, lư đèn đồng, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch... tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa phục vụ du khách và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tiêu thụ tại thị trường địa phương chiếm 76%, bán ngoài tỉnh chiếm 24,0% hình thức tiêu thụ chủ yếu theo đơn đặt hàng với 68,6%, 30,4% tiêu thụ tự do và chỉ 1,0% làm theo hợp đồng kinh tế. Theo khảo sát của chúng tôi tại các cửa hàng trên đường Phan Đăng Lưu chuyên kinh doanh các mặt hàng tự khí, đa số các loại đèn đồng là hàng của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, măt hàng đồ đồng của Huế chủ yếu là các loại lư chiếm tỷ lệ khoảng 50%.

4.1. Mộc mỹ nghệ 4.2. Đúc đồng 4.3. Thêu ren

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006

Biểu đồ 4 : Cơ cấu thị trường nguyên vật liệu 5.1. Mộc mỹ nghệ

5.2. Đúc đồng

5.3. Thêu ren

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006

Biểu đồ 5 : Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm

Hàng mộc mỹ nghệ có thị trường tiêu thụ tương đối rộng, các sản phẩm mỹ nghệ phục vụ du lịch, những vật dụng bằng gỗ được trạm trổ công phu có giá trị sử

dụng trong gia đình như salon, trường kỷ, sập gụ, tủ chè, tủ thờ, hoành phi, câu đối... ngoài ra hiện nay các công sở, doanh nghiệp cũng là những khách hàng lớn nên các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ có một thị trường tiêu thụ nội địa khá ổn định. Các sản phẩm được điêu khắc, chạm khảm tinh xảo, áp dụng nhiều loại hình kỹ thuật vào sản phẩm như chạm lọng, khảm trai, khảm xương, sơn mài, sơn son thiếp vàng, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ trong tỉnh chiếm 77,2%, ngoài tỉnh 21% và xuất khẩu 1,8% chủ yếu xuất qua Lào. Hình thức tiêu thụ chủ yếu theo đơn đặt hàng chiếm 65,3%, làm theo hợp đồng kinh tế chỉ có 1,3%. Theo khảo sát của chúng tôi tại các cửa hàng bán sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, hiện các mặt hàng bàn ghế chạm được sản xuất tại Huế chiếm tỷ trọng rất thấp dưới 5%, chỉ còn một số ít cửa hàng còn có sản phẩm của Huế do người trong gia đình sản xuất hoặc hàng ký gửi, còn lại toàn bộ các mặt hàng thuộc chủng loại này được nhập về từ các tỉnh phía Bắc, chủ yếu là Đồng Kỵ và các mặt hàng nhập khẩu. Việc các mặt hàng của Huế không cạnh tranh được ngay tại thị trường của mình cho thấy một thực trạng không khả quan về năng lực cạnh tranh của ngành hàng này. Sản phẩm của Huế thường ít đổi mới, vẫn làm theo các kiểu dáng, mẫu mã cũ, chạm khảm quá cầu kỳ nên ít phù hợp với lối kiến trúc hiện đại, giá thành lại cao hơn so với hàng từ các tỉnh khác. Trong khi các địa phương khác có nghề mộc mỹ nghệ phát triển như Đồng Kỵ, mẫu mã hàng luôn được cải tiến, giá thành sản phẩm rất cạnh tranh, thời gian giao hàng nhanh nên hầu như có xu thế áp đảo các mặt hàng do Huế sản xuất. Các loại hàng điêu khắc tượng của Huế được đánh giá có chất lượng và tính nghệ thuật cao, chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách du lịch. Tuy nhiên mẫu mã vẫn đơn điệu, không sáng tạo được các mẫu mã mới phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau.

b. Thực trạng về các vấn đề tín dụng, lao động, khuyến công, liên kết với du lịch

Vốn là yếu tố cơ bản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Hầu hết các đơn vị thuộc nghề mộc mỹ nghệ (76%)và nghề đúc đồng (78%) được hỏi đều cho rằng thiếu vốn, nhóm thêu do tỷ trọng chi phí trung gian chiếm trong sản phẩm thấp, mặt khác nhiều đơn vị hoạt động theo hình thức gia công nên ít đầu tư do đó chỉ

có 48% cho rằng có khó khăn về vốn. Tuy thiếu vốn nhưng rất ít đơn vị vay vốn, chỉ có nhóm đúc đồng có vay tuy nhiên nguồn vay thường là từ các chương trình vay khuyến công ưu đãi, nghề mộc mỹ nghệ các chủ đơn vị có tham gia vào các hiệp hội có điều kiện vay được vốn khuyến công tuy nhiên số lượng rất ít do các cơ quan quản lý nhà nước chưa tổ chức các chương trình ưu đãi đối với nhóm nghề này, nghề thêu cũng trong tình trạng tương tự như nghề mộc. Điều này cho thấy cung cách làm ăn nhỏ hầu như chiếm đa số đối với các đơn vị ngành nghề TCMN, tỷ lệ ngại vay do lãi cao chiếm 70% với nghề mộc, 84% với nghề đúc đồng và 73% đối với nghề thêu. Các cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng còn xem nhẹ đối với khối này. Các đơn vị được hỏi đều cho rằng rất khó vay được vốn từ các tổ chức tín dụng với 48% từ nhóm mộc, 37% từ nhóm đúc đồng và 55% thuộc nhóm thêu.

Liên kết với ngành du lịch để cùng phát triển là một hướng đi mới của ngành nghề TCMN. Với mức ý nghĩa thống kê P<0,01 đối với cả 3 nghề cho thấy các đơn vị có liên kết với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng đều có thu nhập bình quân cao hơn do các đơn vị này có điều kiện tiếp cận với khách du lịch để giới thiệu và bán sản phẩm, có thể trực tiếp mở quầy hoặc ký gửi sản phẩm tại các điểm đông khách tham quan, du lịch. Nghề đúc đồng có điều kiện thuận lợi do tỉnh và thành phố đã có chủ trương phát triển làng Đúc Huế thành một làng nghề thủ công truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển sản xuất hàng phục vụ du khách và là một địa điểm du lịch mới của Huế. Địa bàn Phường Đúc nằm trên tuyến đường du lịch ngoại thành đến các điểm tham quan du lịch của du khách như : tuyến du lịch bằng thuyền rồng trên sông Hương, tuyến đường Bùi Thị Xuân qua đường Huyền Trân Công Chúa đến các Lăng tẩm thuộc xã Thuỷ Xuân rất thuận lợi để xây dựng chương trình du lịch mới kết hợp với các tuyến du lịch đã có. Tỉnh và thành phố đã đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm tại vị trí thuận lợi và các đơn vị được thuê mặt bằng với giá ưu đãi. Tuy nhiên hiệu quả đem lại chưa thực sự cao, để thực hiện thành công chủ trương này cần có sự quân tâm, đầu tư mang tình dài hạn của chính quyền địa phương cũng như sự nỗ lực của từng đơn vị làm nghề và nhân dân quanh khu vực này.

Bảng 20 : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

YÊÚ TỐ MỘC MN ĐÚC ĐỒNG THÊU REN

VA (BQ)

(Tr.đ) YN VA (BQ)(Tr.đ) YN VA (BQ)(Tr.đ) YN

Nguyên liệu Đủ 123,5 * 52,1 ns 70,5 -

Thiếu 90,4 35,8 -

Mua nguyên liệu Dễ mua 70,8 ** 34,4 ns 70,5 -

Khó mua 118 52,6 -

Vốn kinh doanh Đủ 86 ns 50,4 ns 41,7 **

Thiếu 114,3 41,1 162,2

Thị trường tiêu thụ Thuận lợi 75 ns 21 ns - -

Khó khăn 108,3 43,7 63,1

Xuất khẩu Chưa Xkhẩu 97,7 *** 45,3 - 26,1 ***

Có xuất khẩu 216,6 - 188,8 Sử dụng lao động Không khó khăn 89,5 ns 47 ns 44,1 * Có khó khăn 113,7 41,1 107,7 Vay vốn Dễ vay - - 32,4 ns 32,2 ns Khó vay 107,6 45,4 82,1

Tham gia kcông Chưa 102,7 ns 37,3 ns 62,6 ns

Có tham gia 175 55,5 95

Lkết với Dlịch Chưa 104 *** 33,4 *** 31,2 ***

Có liên kết 245,7 102,2 174,1

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006

Chú thích : Mức độ ý nghĩa P : * P<0,1; ** P<0,05; *** P<0,01; ns : không có ý nghĩa

Lực lượng lao động phù hợp về chất lượng và ổn định về số lượng là cơ sở để các đơn vị phát triển. Tuỳ theo quy mô và yêu cầu của từng nghề các đơn vị có nhận định khác nhau đối với vấn đề này. Nghề mộc có 61% đơn vị không gặp khó khăn về lao động, nghề đúc đồng là 70,7% và nghề thêu với 70,6%. Đối với nghề mộc và nghề thêu, các đơn vị ít gặp khó khăn về lao động thường do quy mô nhỏ, không có nhu cầu mở rộng sản xuất nên không thuê thêm thợ. Đây là thực trạng không tích cực bởi với quy mô sản xuất với chỉ một vài lao động thì khó có thể cạnh tranh với các đối thủ khác do không thể tiến hành sản xuất sản phẩm với đơn hàng lớn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Nghề đúc đồng do có sự liên kết giữa các đơn vị về lao động tốt nên nhiều đơn vị có thể giải quyết tình hình thiếu lao động tạm thời của

từng đơn hàng. Tuy vậy điều này cho thấy quy mô sản xuất của từng đơn vị vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, công việc không ổn định nên lao động không sử dụng hết thời gian lao động của mình tại đơn vị. Vấn đề khó khăn về lao động thường gặp phải là người lao động chuyển việc do lương thấp, chuyển đi các địa phương khác để tìm kiếm công việc ổn định hơn. Do các lao động có tay nghề tốt chuyển đi các vùng khác nên khi cần các đơn vị khó tìm được lao động có tay nghề phù hợp với yêu cầu của mình. Chất lượng của lao động cũng là vấn đề đáng quan tâm bởi người lao động có trình độ sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm và kỹ luật tốt hơn nên năng suất lao động cũng cao hơn. Qua điều tra, số lao động các đơn vị nhận định là giỏi chiếm tỷ trọng tương đối cao với 77% của nghề mộc mỹ nghệ, 77% với nghề đúc đồng và 89% của nghề thêu. Lao động trực tiếp là chủ yếu với 95% của nghề mộc và nghề đúc đồng và 91% với nghề thêu. Trình độ học vấn của lao động tốt nghiệp cấp 2 chiếm đa số với 53% nghề mộc, 61% nghề đúc đồng và 60% của nghề thêu. Lao động có có trình độ trên cấp 3 không nhiều với 2% của nghề đúc đồng và 8% thuộc nghề thêu. Kinh nghiệm sản xuất của lao động tập trung vào nhóm từ 11 năm đến 20 năm chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là nhóm từ 21 năm đến 30 năm, nhóm trên 30 năm hiện cón rất ít với 5% của nghề mộc mỹ nghệ, 15% với nghề đúc đồng và 2% của nghề thêu. Số lao động học nghề có tỷ lệ không cao, nghề mộc mỹ nghệ chỉ khoảng 2% và phần đông là con cháu trong gia đình hoặc con em các gia đình không đủ điều kiện học chữ nên đi học nghề sớm. Nghề đúc đồng do thời gian học nghề khá lâu và công việc lại nặng nhọc nên chủ yếu là con cháu trong gia đình kế tục nghề gia truyền và số lao động theo học nghề cũng ngày càng giảm. Nghề thêu có đặc thù phù hợp với khí chất và thời gian lao động của nữ giới nên số lao động tham gia học nghề mới thường khá đông, tuy nhiên số có thể học thành nghề và tiếp tục theo nghề không cao, với 2% lao động học nghề cho thấy các đơn vị chỉ thích sử dụng các lao động đã có tay nghề tốt và không muốn tốn thời gian đào tạo lao động mới vì cho rằng lao động học xong nghề có thể sẽ chuyển đi làm việc cho các đối tác khác. Một vấn đề về lao động thường được các chủ đơn vị bức xúc là tình trạng các cơ sở tìm cách lôi

kéo các lao động có tay nghề cao về với mình, thực trạng này thường làm mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong ngành không cao đồng thời tạo ra sự bất ổn định về lao động chung của nghề này.

c. Thông tin thị trường, mẫu mã hàng hoá, cơ sở hạ tầng

Tham gia vào các hiệp hội nghề nghiệp sẽ giúp các đơn vị có cơ hội mở rộng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w