Tổ chức điều tra, khảo sát tổng thể ngành nghề thủ công mỹ nghệ để có sự quy hoạch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 105 - 107)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát tổng thể ngành nghề thủ công mỹ nghệ để có sự quy hoạch

sự quy hoạch phát triển phù hợp

Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng ngành nghề TCMN của thành phố Huế giai đoạn 2004-2006; căn cứ vào quan điểm, định hướng phát triển ngành nghề TCMN trong thời gian tới, luận văn đã xây dựng một hệ thống giải pháp nhằm phát triển ngành nghề TCMN ở thành phố Huế đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Để phát triển ngành nghề TCMN cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ làng nghề đến chính sách vĩ mô. Thành phố Huế cần phải thực hiện công tác quy hoạch, cần tổ chức điều tra tổng thể các ngành nghề TCMN trên toàn địa bàn, tổ chức hội đồng đánh giá, phân loại để có sự quy hoạch phát triển phù hợp đối với từng nghề. Đối với hoạt động điều tra tổng thể cần phải có sự phối hợp của nhiều ban ngành để tiến hành khảo sát, qua đó hình thành một bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển từ các vấn đề như nguồn vốn, lao động, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, tình hình gây ô nhiễm môi trường cho đến các vấn đề khó khăn trực diện các đơn vị thường gặp phải, cũng như tâm tư, nguyện vọng của những người trực tiếp sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở số liệu điều tra sẽ cho thấy nhóm nghề nào đang có nguy cơ bị mai một, nhóm nghề nào có điều kiện thuận lợi để phát triển, các ngành nghề mới du nhập, từ đó có kế hoạch phát triển phù hợp.

Hiện nay thành phố đã quy hoạch Khu công nghiệp Hương Sơ để hỗ trợ cho các cơ sở SX hàng thủ công mỹ nghệ nhỏ được thuê đầu tư SX, đây là hướng quy

hoạch hợp lý nhằm di chuyển dần các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, các khu CN được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ thuận lợi cho quá trình sản xuất của các đơn vị. Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị đang hoạt động có quy mô nhỏ nên việc chuyển vào các khu CN không phải là giải pháp lựa chọn tốt nhất của họ, bởi trước hết các đơn vị phải có được một số vốn nhất định để đầu tư nhà xưởng, thuê nhân công và nhiều khoản chi phí khác trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm thì bấp bênh, tâm lý ngại vay nợ của các chủ đơn vị. Do đó, bên cạnh kế hoạch tổ chức các khu công nghiệp lớn, thành phố cần quy hoạch các cụm sản xuất với quy mô phù hợp xen lẫn trong các khu dân cư, các khu vực này chỉ quy hoạch cho các ngành nghề khộng gây ô nhiễm môi trường. Các cụm sản xuất này sẽ kết hợp làm nơi sản xuất đồng thời là các điểm phục vụ tham quan du lịch. Một số khu vực có thể quy hoạch theo hướng này :

- Làng Đúc, phường Đúc ;

- Làng mộc mỹ nghệ chạm khảm, phường Thuận Hoà; - Phố nghề thêu Phan Đăng Lưu, phường Phú Hoà; - Làng mây tre Lộc Lợi, phường Tây Lộc;

- Làng thêu Tây Linh, phường Thuận Lộc; - Làng làm mây phường Phú Thuận;

- Bố trí một vị trí thuận lợi nhằm quy tụ các đơn vị sản xuất các sản phẩm sơn mài.

- Quy hoạch dự phòng nhằm tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp du nhập ngành nghề mới thu hút nhiều lao động và phù hợp với điều kiện về văn hoá, xã hội của địa phương.

Cần chú trọng công tác quy hoạch kết hợp giữa ngành nghề TCMN với các dự án du lịch. Đối với các dự án xây dựng các khu nghỉ dưỡng cần có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các đơn vị du lịch bố trí các khu sản xuất hàng TCMN để các đơn vị vừa có nơi sản xuất đồng thời có thể bán hàng trực tiếp cho du khách, trong khi đó hoạt động này sẽ làm phong phú thêm cho các hoạt động của khu du lịch. Điều chú ý là khi quy hoạch cần phải có sự tính toán, dự báo được thị trường đầu ra cho

sản phẩm TCMN. Bởi nếu không tiêu thụ được sản phẩm, không tạo được nguồn thu thì các đơn vị tham gia sản xuất sẽ lần lượt bỏ cuộc tạo ra tiền lệ không tích cực, các đơn vị du lịch giảm đi sự tin tưởng, quan tâm đến hình thức kết hợp này và khó thu hút các đơn vị ngành nghề TCMN khác tiếp tục tham gia.

Ngoài việc quy hoạch phát triển sản xuất, cần phải có kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu, kế hoạch phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, các dịch vụ vận chuyển, khai thác và sử dụng các nguồn thông tin, phát triển mẫu mã, thị trường sản phẩm... để tạo một hệ thống đồng bộ từ sản xuất đến phân phối sản phẩm. Quy hoạch nguồn nguyên liệu là khâu quan trọng và quyết định đến tính bền vững của sản xuất. Các nguồn nguyên liệu từ rừng như gỗ, mây, tre cần có kế hoạch trồng và khai thác phù hợp, khuyến khích trồng các loại gỗ nhà như mít, nhãn và các loại cây gỗ mềm phát triển nhanh để tìm hướng thay thế dần các loại gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w