Kết quả sản xuấtkinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 62 - 64)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.2.3. Kết quả sản xuấtkinh doanh

Giá trị sản xuất là một chỉ số kinh tế quan trọng thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của một ngành kinh tế hoặc một nhóm nghề sản xuất nào đó trong mối liên hệ với các nhóm khác tại một thời điểm nhất định. Các chỉ số trong bảng số 11 sẽ cho ta thấy được tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành nghề TCMN thành phố Huế giai đoạn 2004-2006. Các nghề có tốc độ phát triển GTSX công nghiệp bình quân đạt trên 20% đó là : nghề đúc đồng (124,5%), nghề mộc mỹ nghệ chạm khắc (128,5%) và nghề cẩn xà cừ, khảm xương (123,71%), các nghề còn lại đều đạt trên 10% và thấp nhất là nghề kim hoàn chỉ đạt 6,03%. Năm 2006, GTSX của nghề kim hoàn đạt 85,86 tỷ đồng chiếm 64,92% so với toàn ngành, sở dĩ nghề này tạo ra GTSX cao là do bản thân sản phẩm đã có giá trị thị trường cao, nhu cầu về các sản phẩm kim hoàn phong phú, đa dạng : dây chuyền các loại, nhẫn, vàng lá, các loại trang sức khác nhau…, mặc dầu có các điểm thuận lợi khách quan nhưng tốc độ phát triển GTSX qua 3 năm thấp cho năng lực kinh doanh của các đơn vị nghề này không cao.

Bảng 11 : GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ THÀNH PHỐ HUẾ 2004 - 2006 (theo giá cố định năm 1994)

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) Tốc độ

phát triển GTSX (Tỷ.đ) % GTSX (Tỷ.đ) % GTSX (Tỷ.đ) % 05/04 06/05 1. Nghề đúc đồng 3,558 3,28 4,389 3,71 5,514 4,17 123,36 125,63 124,50 2. Nghề thêu, ren 11,132 10,25 12,389 10,47 14,764 11,16 111,29 119,17 115,23 3.Nghề mộc mỹ nghệ chạm khắc 9,132 8,41 11,276 9,53 14,040 10,62 123,48 124,51 128,50 4. Nghề sơn mài 2,873 2,65 3,247 2,74 3,828 2,90 113,02 117,89 115,46 5. Nghề cẩn xà cừ, khảm xương 3,884 3,58 4,687 3,96 5,940 4,49 120,68 126,73 123,71 6.Nghề kim hoàn 76,377 70,33 80,485 68,00 85,860 64,92 105,38 106,68 106,03 7. Nghề mây tre, đan lát 1,646 1,50 1,887 1,59 2,304 1,74 114,64 122,10 118,37

Cộng 108,602 100,0

0

118,360 100,00 132,250 100,00 108,99 111,7

4

110,37

Nguồn : Phòng Kinh tế Thành phố Huế

Nghề sơn mài, cẩn xà cừ-khảm xương, nghề mây tre đan lát tuy có số vốn đầu tư khiêm tốn nhưng tạo được khối lượng GTSX tương đối cao. Năm 2006, nghề sơn mài tạo ra được 3,83 tỷ đồng GTSX, nghề cẩn xà cừ-khảm xương là 5,94 tỷ đồng và nghề mây tre đan lát tạo ra 2,3 tỷ đồng GTSX. Đây là các nghề sử dụng các nguyên liệu chủ yếu tại địa phương nên giá trị gia tăng chiếm trong GTSX rất lớn. Trước đây nghề mây tre đan lát là một thế mạnh xuất khẩu của thành phố Huế, nay do thị trường xuất khẩu hầu như không còn nên GTSX của nghề này bị thu hẹp, phần lớn hàng tiêu dùng là các sản phẩm thô sơ, giá trị thấp không cạnh tranh được với các sản phẩm thay thế bằng nhựa nên phát triển mang tính cầm chừng. Nếu tìm được thị trường xuất khẩu phù hợp thì đây là nghề có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Nghề sơn mài tuy chiếm tỷ trọng thấp (2,9%) nhưng có tốc độ phát triển tương đối cao, năm 2005 tăng 13,02% so với 2004 và 2006 tăng 17,89% so với 2005, GTSX bình quân trong năm 2006 là 66 triệu đồng/1 lao động. Tranh sơn mài của Huế có kỹ thuật chế tác độc đáo và tính mỹ thuật rất cao, đây là loại hình nghệ thuật đã được đưa vào giảng dạy tại các trường nghệ thuật của Huế, được giới nghệ thuật trong và ngoài nước công nhận. Nếu có chiến lược phát triển phù hợp thì đây là mặt hàng có nhiều tiềm năng phát triển cả trong nước và xuất khẩu. Nghề cẩn xà cừ -khảm xương có tốc độ tăng trưởng GTSX khá cao, năm 2005 tăng 20,68% so với 2004 và 2006 tăng 26,73%, bình quân 1 đơn vị tạo ra 228,5 triệu đồng GTSX trong năm 2006. Đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi tay nghề cao, sản phẩm đẹp, tinh xảo, mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm còn quá cao do chủ yếu làm thủ công, tốn nhiều công lao động nên sản phẩm tiêu thụ cũng bị hạn chế. Vì thế nếu cải tiến được kỹ thuật và công cụ sản xuất để giảm công lao động thủ công, hạ giá thành sản phẩm thì chắc chắn mặt hàng này sẽ trở thành một loại quà lưu niệm có giá trị được nhiều người ưa chuộng và có nhiều khả năng xuất khẩu với số lượng lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w