Khái quát về sự phát triển của ngành nghề thủ công truyền thống ở thành phố Huế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 52 - 56)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.1. Khái quát về sự phát triển của ngành nghề thủ công truyền thống ở thành phố Huế

thành phố Huế

Theo số liệu điều tra khảo sát năm 2006, trên địa bàn thành phố Huế có 33 nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Tổng số đơn vị sản xuất thuộc ngành nghề TCTT hiện còn 1.936 cơ sở, tổng vốn đầu tư sản xuất là 69,74 tỷ đồng, thu hút 6.414 lao động tổng doanh thu của các nghề và làng nghề là 274,78 tỷ đồng. Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động nghề thủ công xấp xỉ 750.000 đồng/người/tháng. Nghề và làng nghề TCMN có vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế thành phố, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Việc phát triển ngành nghề TCMN bên cạnh các giá trị về kinh tế còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Huế nói riêng và bản sắc dân tộc nói chung. Các mặt hàng TCMN ngoài giá trị sử dụng thông thường còn mang giá trị vất thể và phi vật thể của văn hoá dân tộc được kết tinh trong sản phẩm. Các giá trị văn hoá này đem lại lợi thế mà ngành du lịch cần quan tâm khi thiết kế các sản phẩm du lịch nhằm khai thác các thế mạnh cạnh tranh riêng biệt. Qua số liệu từ bảng 7 cùng biểu đồ 1, 2 và biểu đồ 3, nhìn chung nhóm nghề TCMN có quy mô lao động, vốn đầu tư cao hơn các nhóm ngành còn lại. Số đơn vị nhóm này chiếm 18,64% nhưng chiếm đến 31,6% lao động, bình quân có 5,62 lao động/đơn vị, với số vốn đầu tư là 42,79 tỷ đồng chiếm 31,60% tạo ra giá trị sản xuất là 132 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 48,13% so với toàn ngành.

Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng tuy có số đơn vị cao nhất nhưng số lao động chỉ chiếm tỷ trọng 15,48%, bình quân chỉ có 2,43 lao động/đơn vị. Số vốn đầu tư bình quân chỉ đạt 5,3 triệu đồng cho 1 lao động trong khi trong nhóm TCMN mức vốn đầu tư cho 1 lao động là 21 triệu, tổng vốn đấu tư chỉ chiếm 7,54% so với toàn ngành. Giá trị sản xuất của nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng đạt 33,67 tỷ đồng chỉ chiếm 12,25% cho thấy thị trường tiêu thụ của nhóm này đang bị thu hẹp.

TT Nghề và làng nghề đơn vịSố Số lđộng (người) (tr. đồng)Vốn (tr. đồng)GTSX I Nghề thủ công mỹ nghệ 361 2.027 42.796,5 132.250 1. Nghề đúc 61 209 2.848,5 5.514 2. Nghề thêu, ren 55 1.021 2.205 14.764 3. Nghề mộc mỹ nghệ chạm khắc 78 234 4.056 14.040 4. Nghề sơn mài 16 58 762 3.828 5. Nghề cẩn xà cừ, khảm xương 26 132 954 5.940 6. Nghề Kim hoàn 75 265 31.015 85.860

7. Nghề mây tre đan lát 50 108 956 2.304

II Sản xuất hàng tiêu dùng 408 993 5.255 33.670

8. Nghề đan len, móc chỉ 14 57 322 2.280

9. Nghề làm nhạc cụ dân tộc 11 38 352 1.824

10. Nghề tiện gỗ 19 25 285 1.486

11. Nghề làm trống 6 23 183 1.656

12. Nghề may áo dài 52 156 624 2.808

13. Nghề làm phấn nụ 7 18 148 1.085 14. Nghề chằm nón lá 60 124 132 2.381 15. Nghề làm hương 64 134 768 4.876 16. Nghề làm vàng mã 134 271 1.474 9.756 17. Nghề làm đầu lân 8 19 82 1.140 18. Nghề làm sinh vật cảnh 27 112 864 4.032 19. Nghề làm quan gióng 6 16 21 346

III Chế biến lương thực, thực phẩm 334 1.103 8.025 51.501

20. Nghề làm kẹo mè xửng 36 215 2.243 12.320 21. Nghề làm bánh in 46 142 690 5.680 22. Nghề chế biến bột gạo, bột lọc 83 256 1.743 10.240 23. Nghề làm đậu phụ 45 112 900 5.376 24. Nghề tôm chua, mắm 37 144 784 5.924 25. Nghề làm nem chả tré 57 158 1.197 7.584 26. Nghề làm bột lọc (chế biến sắn) 30 76 468 4.377 IV Phục vụ sản xuất đời sống 834 2.291 13.665 57.368 27. Nghề sơn son thếp vàng 21 72 528 2.340 28. Nghề mộc dân dụng 542 1.278 6.348 28.016 29. Nghề phục chế nhà rường 8 134 2.480 5.513 30. Nghề gò rèn và SX đồ cơ khí 209 589 3.435 14.926 31. Nghề khảm sành sứ, thợ nề kép 28 162 35 3.241 32. Nghề khắc đá 19 34 475 1.748 33. Nghề đóng tàu thuyền 7 22 364 1.584 Cộng 1.937 6.414 69.741,5 274.789

Nhóm nghề chế biến lương thực thực phẩm có lợi thế hơn nhóm sản xuất hàng tiêu dùng do có thị trường tiêu thụ mang tính thường xuyên và ổn định hơn. Nhóm này có 334 đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh với 1.103 lao động chiếm tỷ trọng 17,20%. Đây là nhóm ngành hàng có nhiều sản phẩm đặc sản mang tính truyền thống của Huế như: kẹo mè xửng, tôm chua, nem chả tré, bánh các loại… thường được du khách tìm mua để thưởng thức và làm quà, một số đơn vị còn hợp đồng xuất khẩu trực tiếp như Công ty chế biến đặc sản Tấn Lộc, mè xửng Thiên Hương. Nhóm này có số vốn đầu tư bình quân là 7,3 triệu đồng/lao động tạo ra giá trị sản xuất chiếm 18,74% so với toàn ngành tương đương 51 tỷ đồng. Nhóm ngành phục vụ sản xuất đời sống là nhóm ngành thường sản xuất theo hình thức tập trung, dây chuyền và lao động nặng nhọc nên thường đòi hỏi quy mô lao động tập trung lớn, nhóm này chiếm tỷ trọng 35,72%, cao nhất toàn ngành . Tuy nhiên, lao động bình quân chỉ có 2,8 lao động trên 1 đơn vị cho thấy quy mô sản xuất của nhóm này còn quá nhỏ, khó có thể thực hiện các hợp đồng sản xuất, cung cấp hàng hoá lớn theo tiến độ đang được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Tổng số vốn đầu tư của nhóm này là 13,66 tỷ đồng chiếm 19,59% tạo ra 57,37 tỷ đồng giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng 20,88%, bình quân 1 lao động chỉ tạo ra được 25 triệu đồng giá trị sản xuất trong 1 năm cho thấy năng suất lao động trong nhóm rất thấp.

Qua các số liệu vừa được phân tích trên cho thấy hoạt động SXKD hàng thủ công truyền thống và làng nghề trên địa bàn hiện nay vẫn còn yếu, chưa tạo được những chuyển biến lớn mang tính đột phá thể hiện ở chỗ GTSX vẫn chưa cao so với các Tỉnh, TP khác. Đầu ra cho các mặt hàng thủ công truyền thống còn quá hạn chế và không ổn định. Các cơ sở còn rất lúng túng trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Công tác truyên truyền, quảng cáo ít được chú trọng. Trình độ năng lực của các chủ cơ sở sản xuất còn kém trong tổ chức quản lý, tiếp thị, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật- công nghệ. Đặc biệt là thiếu nhạy bén và mạnh dạn trong đầu tư, chủ động tìm kiếm thị trường.

Biểu đồ 1 : Cơ cấu vốn ngành nghề TCTT thành phố Huế phân theo nhóm ngành chính năm 2006

Biểu đồ 2 : Cơ cấu lao động ngành nghề TCTT thành phố Huế phân theo nhóm ngành chính năm 2006

Biểu đồ 3 : Cơ cấu GTSX ngành nghề TCTT thành phố Huế phân theo nhóm ngành chính năm 2006

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w