4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị gia tăng bằng phương pháp phân tổ
pháp phân tổ
Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố với các mức độ khác nhau. Nhằm phân tích và so sánh sự ảnh hưởng của các nhân tố đến VA của các nhóm đơn vị có sự khác biệt không, chúng tôi
sử dụng phương pháp phân tổ và phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định. Các yếu tố được sử dụng để so sánh thuộc về nguồn lực gồm : vốn cố định, vốn lưu động, lao động thuê ngoài, lao động gia đình, mặt bằng sản xuất, chi phí trung gian và một số yếu tố thuộc về cá nhân chủ đơn vị như : trình độ văn hoá, hình thức học nghề, kinh nghiệm sản xuất, độ tuổi, vốn vay, đào tạo kỹ thuật và loại hình của đơn vị . Kết quả phân tích được tổng hợp ở bảng 16 và 17 và phần phụ lục 2.
a. Các yếu tố nguồn lực
Vốn là yếu tố cơ bản để tiến hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Đối với cả 3 nghề, nhận thấy rằng các nhóm thu nhập khác nhau có sự khác biệt về mức độ đầu tư vốn. Sự chênh lệch về vốn cố định giữa các nhóm tuy có sự khác biệt nhưng nhìn chung không lớn lắm (độ tin cậy 99%), trong khi sự chênh lệch về vốn lưu động giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm có thu nhập cao nhất có sự khác biệt rất lớn (độ tin cậy 99%) hầu như trong cả 3 nhóm. Điều này phù hợp với thực tế bởi các ngành nghề TCMN các sản phẩm chủ yếu được sản xuất bằng lao động thủ công nên nhu cầu đầu tư vào vốn cố định không lớn, nguồn vốn cần đầu tư chủ yếu tập trung vào vốn lưu động và đây là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của cả 3 nhóm nghề.
Bảng 16 : MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (VA)VÀ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC SẢN XUẤT Phân nhóm ĐV
theo VA (Tr.đồng)
CP trung gian
(Tr.đồng) (Tr.đồng)Vốn CĐ (Tr.đồng)Vốn LĐ LĐ thuê (người) LĐ gia đình(người) MB SX(m2)
BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN Nghề mộc 72,3 *** 6,9 ns 56,9 *** 3,4 *** 1,24 ns 45,4 *** Dưới 60 19,8 4,9 29,8 0,9 1,3 34,1 60 đến 100 44,9 6,7 43,8 2,1 1,2 33,2 101 đến 200 91,1 6,6 56,4 4,4 1,1 50,0 Trên 200 217,8 14,5 188,8 11,3 1,8 107,5 Nghề đúc 72,3 * 16,5 *** 40,5 *** 2,3 *** 1,4 *** 103,0 *** Dưới 30 57,1 11,1 19,2 1,2 1,3 69,3 30 đến 50 68,5 14,9 39,0 2,4 1,4 100,0 51 đến 100 97,8 16,8 56,4 2,9 1,8 89,6 Trên 100 132,0 71,0 190,0 9,7 2,0 456,7 Nghề thêu 26,1 *** 3,2 *** 38,3 *** 3,4 *** 1,3 ns 46,8 *** Dưới 20 2,9 1,6 5,7 0,36 1,3 22,7 20 đến 40 13,61 2,0 11,0 1,1 1,3 35,4 41 đến 95 23,86 4,3 38,9 4,3 1,1 47,9 Trên 95 137,3 9,5 222,0 18,8 1,3 150,8
Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006
Chú thích : BQ : Bình quân; YN : Ý nghĩa; Mức độ ý nghĩa P : * P<0.1; ** P<0,05; *** P<0,01; ns : không có ý nghĩa
Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Với độ tin cậy 99% cho thấy lao động thuê ngoài có ảnh hưởng đến thu nhập của cả 3 nghề, tăng số lượng lao động sẽ tăng VA hay nói cách khác muốn phát triển sản xuất kinh doanh các đơn vị phải tăng quy mô lao động thuê ngoài, và điều này cũng cho thấy việc phát triển ngành nghề TCMN sẽ góp phần tích cực vào việc tạo việc làm cho người lao động. Lao động gia đình là nhân tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong giai đoạn hiện nay, nghề đúc đồng có mức ý nghĩa cao (P<0,01) cho thấy lao động gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các đơn vị trong nghề này, lao động gia đình vừa thực hiện các công việc quản lý, mua nguyên vật liệu, quản lý lao động thuê ngoài đồng thời tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng không thể xem nhẹ vai trò của lao động gia đình bởi vì cũng như nghề đúc đồng, lao động gia đình của nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu cũng đóng vai trò quản lý quan trọng trong đơn vị mặc dù vai trò tham gia sản xuất trực tiếp không phổ biến như đối với nghề đúc đồng, nhất là đối với nghề thêu các đơn vị có mức thu nhập cao người chủ đơn vị hầu như tập trung vào khâu quản lý sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, khách hàng, quản lý lao động…, đây là xu hướng tích cực để các đơn vị phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn.
Với độ tin cậy 99%, cho thấy mặt bằng sản xuất có mức ảnh hưởng rõ ràng đến VA của các đơn vị trong cả 3 nghề. Muốn mở rộng sản xuất, nhìn chung điều đầu tiên các đơn vị phải tính đến là vị trí và quy mô của mặt bằng, ngay cả trong nghề thêu là nghề ít đòi hỏi cao về mặt bằng do người lao động có thể tận dụng cả những không gian hẹp để làm việc. Đối với các đơn vị muốn mở rộng quy mô kinh doanh, vấn đề có được diện tích sử dụng phù hợp là điều mà các đơn vị cần phải quan tâm. Điều này cho thấy một vấn đề là muốn phát triển ngành nghề TCMN nhà nước cần có chính sách phù hợp và linh động để tạo điều kiện cho các đơn vị thuê được mặt bằng sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
Chi phí trung gian (IC) là yếu tố cấu thành giá trị của sản phẩm. Muốn tăng thu nhập cần phải tăng IC để tăng vòng quay của vốn và tạo ra VA cao hơn. Với độ tin cậy 90% đối nghề đúc và 99% đối với nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu, cho thấy tăng chi phí trung gian sẽ tác động tăng thu nhập cho các đơn vị .
b. Các yếu tố thuộc về chủ đơn vị
Có sự khác biệt về trình độ văn hoá của chủ đơn vị giữa các nhóm VA khác nhau (P>0,01) đối với nghề thêu, nhóm có VA lớn nhất, chủ đơn vị có trình độ trên lớp 12 cho thấy trình độ quản lý cao sẽ giúp đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao hơn, nên muốn phát triển ngành nghề TCMN trước hết cần nâng cao trình độ cho người chủ đơn vị nói riêng và người lao động nói chung. Nhóm mộc và đúc đồng không có sự khác biệt về trình độ của chủ đơn vị giữa các nhóm thu nhập khác nhau, trên thực tế trình độ văn hoá chủ đơn vị 2 nghề này nhìn chung không cao, bình quân chỉ trên cấp 2 và điều này có những ảnh hưởng nhất định đến tầm nhìn và định hướng phát triển của từng đơn vị trong điều kiện cạnh tranh thị trường như hiện nay. Nghề TCMN thường là nghề gia truyền, trong một số nghề trước đây các kỹ thuật làm nghề thường mang tính bí truyền trong từng dòng họ và thường ít truyền ra bên ngoài. Ngày nay trong điều kiện mới nên tính chất bảo mật nghề nghiệp không còn nghiêm ngặt như ngày xưa. Tuy vậy, tính chất cha truyền con nối vẫn còn những ảnh hưởng tương đối rõ nét trong một số nghề. Hình thức học nghề đối với nghề mộc mỹ nghệ có mức ý nghĩa rất cao (P<0,01) cho thấy đối với các gia đình có truyền thống làm nghề thường có lợi thế khi người con được sự kèm cặp, học nghề trong gia đình từ rất sớm và nắm vững các kỹ thuật làm nghề, chính điều này tạo ra lợi thế do thế hệ kế tục được thừa hưởng các kỹ năng, kỹ xảo và uy tín làm nghề của gia đình nên phát triển tốt hơn. Nghề đúc đồng và nghề thêu không có sự khác biệt đối với hình thức học nghề, nghề đúc đồng đại bộ phận là nghề gia truyền, trong khi nghề thêu thì nghề gia truyền lại không phải là lợi thế lớn cho việc phát triển nghề bởi đối với nhóm này các đơn vị có VA càng lớn thì tính chất gia truyền lại càng giảm.
Bảng 17 : MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ TĂNG THÊM (VA) VỚI CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐƠN VỊ
Phân nhóm ĐV theo VA (Tr.đồng) HT Hnghề (1) Tđộ Vhoá (2) KN Sxuất (3) Tuổi chủ Đơn vị Vay vốn (Tr.đồng) Đào tạo kỹ thuật (4) Loại hình Đơn vị (5) BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN BQ YN Nghề mộc 0,4 *** 2,1 ns 2,8 *** 43,9 *** 0 ns 0 ns 1 ns Dưới 60 0,1 2,0 2,2 39,3 - - - 60 đến 100 0,4 2,1 2,4 42,1 - - - 101 đến 200 0,6 2,0 3,3 46,0 - - - Trên 200 0,8 2,3 4,0 52,5 - - - Nghề đúc 0,9 ns 2,2 ns 3,1 *** 50,12 *** 3,14 *** 0 ns 1 ns Dưới 30 0,89 2,1 2,6 49,7 2,1 - - 30 đến 50 0,82 2,2 3,3 45,5 1,3 - - 51 đến 100 1,0 2,1 3,9 53,9 2,1 - - Trên 100 1,0 2,7 4,0 65,3 23,3 - - Nghề thêu 0,44 ns 2,7 *** 2,6 ns 42,8 ns 0 ns 0,17 *** 1,11 *** Dưới 20 0,45 2,6 2,3 40,9 - 0,00 1,00 20 đến 40 0,57 2,4 2,5 41,3 - 0,00 1,00 41 đến 95 0,43 3,1 3,1 47,0 - 0,29 1,00 Trên 95 0,00 3,8 2,5 45,5 - 1,00 2,00
Chú thích : (1) Hình thức học nghề : 1 - nghề gia truyền; 0 - nghề đi học
(2) Trình độ văn hoá : 1 - cấp 1; 2 - cấp 2; 3 - cấp 3; 4 – trung cấp, cao đẳng, đại học
` (3) Kinh nghiệm sản xuất : 1 - dưới 10 năm; 2 - từ 11 đến 20 năm; 3 - từ 21 đến 30 năm, 4 - trên 30 năm (4) Đào tạo kỹ thuật : 1 - có được đào tạo; 0 - không được đào tạo
Khác với các tiêu chí trước, kinh nghiệm sản xuất là một trong những thế mạnh của các chủ đơn vị trong nghề mộc mỹ nghệ và nghề đúc đồng. Với độ tin cậy 99% đối với nghề mộc mỹ nghệ, nghề đúc đồng cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm VA. Các số liệu điều tra cho thấy các nhóm có thu nhập trên 100 triệu các chủ đơn vị đều có kinh nghiệm trên 30 năm. Điều này phù hợp với thực tế bởi các chủ đơn vị có thời gian hoat động trong nghề lâu thường tạo được cho mình uy tín trên thương trường, có được nguồn lực cần thiết tương đối ổn định và chắc chắn, có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng lao động, có được mối quan hệ xã hội rộng hơn nên có kết quả và hiệu quả SXKD tốt là điều hợp lý. Độ tuổi có sự tương đồng với KNSX của chủ đơn vị, với độ tin cậy cao đối với nhóm đúc đồng và nhóm mộc (99%) cho thấy các nhóm có VA cao thì độ tuổi chủ đơn vị thường cao hơn. Riêng đối với nghề thêu thì kinh nghiệm sản xuất và độ tuổi của chủ đơn vị không có ý nghĩa thống kê, các yếu tố ảnh hưởng đến nghề thêu là đào tạo kỹ thuật và loại hình của đơn vị (P<0,01). Các chủ đơn vị được đào tạo kỹ thuật sẽ quản lý kinh doanh tốt hơn và tạo ra thu nhập cao hơn, đối với nhóm này bộ máy tổ chức quản lý mang tính chuyên nghiệp hơn như loại hình hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân.
Vốn vay là một đòn bẩy tài chính rất quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh. Sử dụng tốt vốn vay sẽ tạo ra hiệu quả cao, sử dụng không hiệu quả sẽ tạo ra gánh nặng nợ nần và có thể dẫn đến phá sản. Các số liệu phân tích cho thấy chỉ có nhóm nghề đúc đồng là có vay, tuy chỉ đạt mức bình quân tuyệt đối rất thấp (3,14 triệu đồng) nhưng lại có mức ý nghĩa thống kê rất cao (P<0,01) cho thấy nguồn vốn vay có thể đem lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên ở đây có một vấn đề cần xem xét sâu hơn, hầu hết các đơn vị đều vay từ nguồn vốn khuyến công của thành phố và trong quá trình cho vay có thể đã có sự sàng lọc đối với các đơn vị làm ăn có hiệu quả nên kết quả trên chưa hẳn có tính phổ biến đối với các ngành nghề khác.