4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.3. Cơ sở hạ tầng của thành phố Huế
* Hệ thống giao thông:
+ Giao thông đối ngoại: Hệ thống giao thông đối ngoại kết nối Huế với bên ngoài (trong nước và quốc tế) khá toàn diện, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ.
+ Đường bộ: Hiện nay trên địa bàn thành phố có 232 tuyến đường nội thị với 89 cầu
chiều dài 2487,65m. Tổng chiều dài tuyến đường nội thị 271,147 km, trong đó có 104,357 km đường bê tông nhựa, 117,751 km đường thấm nhựa, 17,488 km đường bê tông xi măng và 31,459 km đường cấp phối.
+ Đường thuỷ: Tuyến đường thuỷ chính của thành phố là Sông Hương phục vụ vận chuyển hàng hoá, hành khách giữa thành phố, các huyện và phục vụ du lịch. Tàu thuyền trọng tải 50 - 60 tấn có thể đi lại quanh năm. Trên địa bàn thành phố có các cảng sông như cảng Bãi Dâu và nhiều bến thuyền trên Sông Hương.
* Hệ thống cấp nước, cấp điện : Hệ thống cấp nước, cấp điện hiện nay của thành
phố tương đối đầy đủ, ổn định thuận tiện cho sản xuất xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân.
* Mạng lưới bưu điện và bưu chính viễn thông:
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh về quy mô và chất lượng với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại như: Vinaphone, Mobilphone, Viettelphone, EVN telecom... góp phần giải quyết nhu cầu thông tin liên lạc trên địa bàn. Mạng Internet phát triển mạnh, số thuê bao tăng nhanh, số điểm Internet công cộng tăng và phổ biến rộng khắp trên địa bàn thành phố. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của thành phố Huế được đầu tư khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nghề TCMN nói riêng.