Giải pháp phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 109 - 113)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2.4.1.Giải pháp phát triển thị trường

Cần phải có giải pháp đồng bộ để phát triển đồng thời cả thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể thực hiện một số giải pháp sau nhằm phát triển bền vững nguồn nguyên liệu và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ.

+ Thị trường nguyên liệu : Nghề TCMN thường phát triển tại các địa phương

ngày càng tăng, kéo theo sản lượng tăng đã gây ra khó khăn cho các đơn vị trong công tác thu mua nguyên liệu sản xuất. Việc tìm giải pháp nhằm ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu là một mục tiêu quan trọng để phát triển lâu dài. Nguyên liệu chính để sản xuất hàng TCMN gồm rất nhiều loại bao gồm đất, đá, cỏ, lá cây, xương, sừng, kim loại, các loại vỏ sò, ốc…. Cần phải có sự phân loại nguyên liệu thành các nhóm để có kế hoạch phát triển phù hợp :

- Nhóm các loại nguyên liệu không tái tạo được : đá, kim loại, đất, cát…. - Nhóm có thể tái tạo tự nhiên : thân cây, lá cây, cỏ, xương, vỏ sò, sơn ta…

- Nhóm vật liệu nhân tạo : keo dán hoá học, thuốc nhuộm hoá học, sơn hoá học… Đối với loại vật liệu không tái tạo được, nhóm nguyên liệu khai thác tại địa phương như cao lanh, đất sét cần lựa chọn nguồn khai thác, đánh giá trữ lượng và lập kế hoạch khai thác phù hợp. Thành phố không phát triển mạnh về mặt hàng gốm sứ, tuy nhiên một số đơn vị đang sản xuất các mặt hàng ngói Lưu Ly phục vụ cho công tác phục hồi các di tích cổ và các công trình kiến trúc theo kiểu cổ nên cũng cần phải có kế hoạch khai thác hợp lý. Nguyên liệu cho nghề đúc đồng như đồng, gang, chì, kẽm… vẫn được thu gom từ phế liệu nhưng nguồn cung khan hiếm dần đã làm cho nghề này gặp rất nhiều khó khăn, hoặc như nguyên liệu vàng, bạc sử dụng cho nghề kim hoàn thường phải nhập khẩu. Các cơ quan quản lý nên khuyến khích thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành nghề TCMN, xây dựng nhà máy thu mua nguyên liệu để sơ chế theo nhu cầu của ngành nghề TCMN.

Hiện nay chưa có hệ thống quản lý chất lượng, việc kiểm tra chất lượng hàng chỉ dựa trên kinh nghiệm quan sát thông thường. Quá trình vận chuyển và bảo quản không tốt cũng làm nguyên liệu giảm chất lượng do mối mọt, ẩm mốc. Chính cách thức và phương thức mua nguyên liệu không hợp lý đã tác động tiêu cực đến tính cạnh tranh của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Cần thiết phải thành lập một hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng nguyên liệu. Đối với vấn đề này các cơ quan nhà nước cần phối hợp với các nhà nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề TCMN, hiệp

hội xuất khẩu hàng TCMN và các tổ chức có liên quan trên cả nước để thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn phù hợp.

Đối với nguồn nguyên liệu từ rừng cần có chiến lược phát triển trên toàn quốc và ở từng địa phương. Đối với các dự án trồng rừng, Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện về tài chính, thuế. Cần có kế hoạch khai thác các loại gỗ quý một cách hợp lý nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề TCMN nói riêng. Đối với các loại gỗ không thuộc nhóm cấm khai thác, cần có biện pháp điều tiết khai thác phù hợp trong khả năng tái tạo tự nhiên của rùng. Quản lý tốt quá trình khai thác đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sơ chế nguyên liệu, có thể khuyến khích thành lập các đơn vị xử lý, chế biến ngay tại vùng trồng nguyên liệu. Cần có kế hoạch nhập khẩu các loại nguyên liệu gỗ không có ở trong nước nhưng được khách hàng nước ngoài ưa chuộng để đa dạng hoá sản phẩm theo xu hướng của thị trường.

Môi trường thuận lợi

Mặt bằng Các tiêu chuẩn và quy định Cạnh tranh Giới và sự đa dạng

Tài nguyên

thiên nhiên tầng, giáo dụcCơ sở hạ Luật và thực tế thương mại Chế độ thuế suất Xu hướng tiêu dùng

Dây chuyền của thị trường Nhà cung cấp nguyên liệu Nhà sản xuất Người buôn bán Nhà xuất khẩu Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng Dịch vụ doanh nghiệp Tín dụng Phát triển

sản phẩm doanh nghiệpPhát triển Thông tin thị trường chất lượngBảo đảm

Bảo hiểm Phát triển

thương hiệu Các phương tiện thương mại Đại lý bán/mua

Nguồn : Xây dựng từ Bản đồ thị trường của tổ chức hành động thực tiễn Traidcraft [48,6]

Mô hình 5 : Mô hình thị trường

+ Thị trường tiêu thụ : Hiện nay thị trường tiêu thụ của ngành nghề TCMN

vị điều tra đều cho khó khăn lớn nhất của họ là thị trường tiêu thụ sản phẩm do không có khách hàng, một số mặt hàng bị cạnh tranh từ ngoài tỉnh và phần lớn các đơn vị thường cạnh tranh lẫn nhau trong địa phương.

Cần phải thiết lập một mạng lưới tiêu thụ trong đó chú ý bắt đầu từ khâu sản xuất nguyên liệu và kết thúc khi sản phẩm đến tay khách hàng riêng lẻ. Vấn đề của các đơn vị sản xuất trong ngành nghề TCMN là họ thiếu kiến thức về thị trường, cố gắng bán những cái họ làm ra cho khách hàng (mô hình 6). Trong khi xu hướng hiện nay là người sản xuất phải định hướng theo thị trường, sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường cần và được người tiêu dùng mong đợi. Giải pháp của vấn đề này là các đơn vị không nên sản xuất các sản phẩm theo mẫu mã đã có sẵn rồi sau đó tìm thị trường cho sản phẩm của mình. Người sản xuất cần nghiên cứu thị trường, nhu cầu của từng nhóm khách hàng, với những hiểu biết này, họ sẽ sử dụng những kỹ năng và nguyên liệu đang có để làm ra sản phẩm mà thị trường đang cần, từ đó sản phẩm sẽ dễ tiêu thụ hơn.

** Mô hình theo định hướng sản xuất

Người sản xuất bắt đầu bằng thiết bị, kỹ năng, nguyên liệu của mình.

Người sản xuất quyết định những gì họ sẽ sản xuất.

Sau đó họ nỗ lực bán những sản phẩm đó cho người mua.

** Mô hình theo định hướng thị trường

Nghiên cứu tìm ra những gì người mua cần.

Phát triển sản phẩm mà người mua muốn, sử dụng những kỹ năng hiện nay, nguyên liệu và thiết bị của mình.

Sau đó bảo đảm rằng họ thông tin đầy đủ cho người mua của mình về lợi ích mà sản phẩm của họ mang lại.

Nguồn : Tài liệu hướng dẫn thâm nhập thị trường hàng thủ công của Traidcraft [48,20]

Mô hình 6 : Mô hình định hướng sản xuất - thị trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã xây dựng sàn giao dịch trực tuyến hàng TCMN trên mạng internet, tham gia vào loại hình này các đơn

vị sẽ có được cách tiếp cận thị trường mới rất có hiệu quả, các đơn vị có thể giới thiệu sản phẩm của mình qua mạng do đó giảm đựơc chi phí, tìm được đối tác phù hợp với năng lực của mình và có cơ hội hợp tác cùng các nhà sản xuất khác trong nước. Các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thường xuyên được hỗ trợ, tư vấn giải quyết những vướng mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình giao dịch. Đây là những vấn đề có tính chiến lược lâu dài, trước mắt cần có sự hỗ trợ của thành phố để định hướng thị truờng cho người sản xuất, bởi với nguồn lực hạn chế, không có nhiều kinh nghiệm nên họ không thể tự tìm kiếm các thị trường mới.

- Các kỳ Festival chuyên đề về hàng thủ công mỹ nghệ của thành phố là cơ hội rất tốt để các đơn vị có thể quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng. Thành phố nên có đề án nhằm xây dựng Huế trở thành một trung tâm giới thiệu hàng thủ TCMN, tổ chức các cuộc triển lãm mang tính thường kỳ chứ không nên gói gọn vào các chương trình Festival chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khó đem lại hiệu quả cao.

- Nên tổ chức định kỳ các cuộc thi tay nghề sản xuất hàng TCMN vào các dịp lễ hội để các nghệ nhân của Huế có điều kiện biểu diễn tài nghệ của mình cùng các nghệ nhân khác trên khắp cả nước. Đây cũng là một hình thức quảng bá rất có hiệu quả đối với ngành nghề TCMN của Huế cũng như đối với từng đơn vị đang hoạt động trong ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 109 - 113)