Tỉnh thừa thiên Huế

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 42 - 45)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5.3.Tỉnh thừa thiên Huế

Quá trình hình thành, phát triển nghề và làng nghề TCMN thừa thiên Huế trãi qua nhiều thăng trầm, thay đổi. Những năm từ 1975 đến 1989, nhiều nghề truyền thống đã mai một do không còn phù hợp với đời sống xã hội, nhưng cũng có một số nghề và làng nghề phát triển mạnh, phục vụ đời sống nhân dân dịa phương, giải quyết việc làm và tham gia xuất khẩu. Giai đoạn này, với hàng nghìn cơ sở sản xuất hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, hộ cá thể thu hút hơn 20.000 lao dộng, hàng năm ngành nghề TTCN truyền thống và TCMN đã sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu như : hàng thêu khăn trải giường, dép thêu, thảm len, dệt kim, may mặc, đan len, nón lá, hàng mây, mành tre, chổi đót, mộc dân dụng, mộc điêu khắc, mỹ nghệ chạm khảm, sơn mài, đúc đồng, giày dép da, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ kim khí… đem lại giá trị sản xuất và xuất khẩu hàng chục triệu Rúp đôla, chiếm trên 45% giá trị tổng sản lượng toàn ngành kinh tế của thành phố. Từ những năm 1990, khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường, các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống không chuyển biến kịp với sự biến động của thị trường đã tự tan rã, số lượng lao động còn lại không quá 2.000 người, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu giảm sút mạnh.. Một số nghề cũng mai một dần như thảm len, đúc đồng, thêu ren, chổi đót, mây tre, đan len, nón lá…Những năm gần đây, ngành du lịch phát triển cùng với những tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hoá, nghệ thuật cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, các cấp chính quyền địa phương, các ngành nghề thủ công truyền thống Thành phố đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực, nhiều nghề và làng nghề đã và đang khôi phục phát triển trở lại như mộc mỹ nghệ, đúc đồng mỹ nghệ, thêu tay truyền thống, kim hoàn, mỹ nghệ chạm khảm, sơn son thếp vàng, mộc nhà rường, khảm sành sứ, tôm chua, mè xửng, chế biến thực phẩm đặc sản. [60]

Tóm lại, ngành nghề TCTT, đặc biệt là ngành nghề TCMN đang có vai trò rất lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Ngành nghề TCMN tạo việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Phát triển ngành nghề TCMN sẽ tạo ra lợi thế trong xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, phát triển ngành du lịch, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể và

phi vật thể của dân tộc. Tuy nhiên, ngành nghề này đang đối mặt với nhiều khó khăn như: cạn kiệt nguồn nguyên liệu, chất lượng nguồn lao động thấp, ô nhiễm môi trường, mai một các giá trị truyền thống…Do đó, cần có sự chung tay, chung sức của các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, khối doanh nghiệp, các nghệ nhân và người lao động để thiết lập một hệ thống giải pháp toàn diện mang tính khả thi nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những tiềm năng để ngành nghề TCMN tiếp tục tồn tại và đóng góp xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 42 - 45)