Đặc điểm về nguồn lực của các đơn vị điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 68 - 73)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.2.3.2.Đặc điểm về nguồn lực của các đơn vị điều tra

a. Đặc điểm của chủ đơn vị

Chủ đơn vị ngành nghề TCMN là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển của đơn vị, chủ đơn vị có kinh nghiệm sản xuất đồng thời là người quản lý lao động, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các đơn vị TCMN hoạt động mạnh và hiệu quả thông thường người chủ đơn vị có năng lực trong tổ chức sản xuất đồng thời có sự nhạy bén về thị trường. Những nét cơ bản về chủ đơn vị các nhóm nghề được nghiên cứu thể hiện qua bảng 12. Giới tính chủ đơn vị thể hiện rất rõ đặc trưng của từng nghề, nghề thêu có tỷ trọng nữ giới chiếm đa số bởi đây là nghề phù hợp với lao động nữ do sự đòi hỏi tính tỷ mỹ, cẩn thận. Trong khi đó nghề đúc đồng do là loại công việc nặng nhọc không phù hợp với nữ giới nên 100% là nam giới. Đối với nghề mộc, quá trình điều tra cho thấy tại một số đơn vị người vợ có vai trò rất lớn đối với công việc quản lý thợ, cung cấp vật tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tuy nhiên đa số chủ đơn vị là nam giới. Trình độ văn hoá của chủ đơn vị nhìn chung không cao, chỉ có nhóm thêu có trình độ tương đối cao hơn so với hai nhóm kia, có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học, còn lại nhóm đúc đồng và nhóm mộc mỹ nghệ tối đa là tốt

nghiệp phổ thông trung học. Kinh nghiệm sản xuất là một trong những thế mạnh của các chủ hộ, kinh nghiệm dưới 10 năm chỉ thuộc về nghề thêu chiếm 5,6%, nhóm chủ đơn vị có kinh nghiệm trong nghề trên 30 năm chiếm bình quân 26,5%, trong đó nhóm đúc đồng cao nhất với 38,0%. Nhóm chủ đơn vị có kinh nghiệm từ 10 đến 30 năm chiếm phần lớn và phân bố tương đối đồng đều ở cả 3 nghề.

Bảng 12 : ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHỦ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

Tiêu thức ĐVT Nghề thêu Nghề đúc

đồng

Nghề mộc mỹ nghệ

1. Theo giới tính : - Nam - Nữ % % 22,2 77,8 100 0 98 2 2. Trình độ văn hoá + Cấp 1 % 5,6 4,0 16,0 + Cấp 2 % 36,1 76,0 70,0 + Cấp 3 % 38,9 20,0 14,0 + Trung cấp, Cao đẳng % 11,1 + Đại học % 8,3

3. Kinh nghiệm sản xuất

+ Dưới 10 năm % 5,6

+ Từ 11 đến 20 năm % 44,4 28,0 42,0

+ Từ 21 đến 30 năm % 30,6 34,0 36,0

+ Trên 30 năm % 19,4 38,0 22,0

4. Tuổi trung bình chủ đơn vị năm 42,8 50,1 42,6

5. Nghề gia truyền % 44,4 90,0 40,0

6. Đã qua đào tạo kỹ thuật, quản lý % 16,7 4,0 6,0

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006

Độ tuổi trung bình của chủ đơn vị nghề đúc đồng là 50,1 tuổi và hầu hết là nghề gia truyền, độ tuổi chủ đơn vị nhóm thêu và nhóm mộc tương đối trẻ hơn trong khoảng trên 42 tuổi và nghề gia truyền chỉ chiếm 58,1%. Số chủ đơn vị đã học qua các lớp đào tạo chính quy về kỹ thuật, quản lý rất thấp, nhóm thêu tương đối cao hơn bởi nhiều chủ đơn vị bên cạnh công việc của nghề thêu còn làm các công việc khác đòi hỏi phải có trình độ đào tạo nhất định. Nghề đúc đồng và nghề mộc mỹ nghệ do được truyền nghề hoặc xác định nghề nghiệp từ rất sớm nên thiếu đi động lực và điều kiện học do đó trình độ của chủ đơn vị không cao. Muốn hình thành được nguồn nhân lực có trình độ cao để phát triển ngành nghề TCMN cần phải có chiến lược đào

tạo phù hợp từ phía nhà nước, bởi vì những người có trình độ cao có điều kiện chọn lựa làm việc ở các ngành nghề mang tính “thời thượng” và có mức thu nhập cao hơn, do đó ngành nghề TCMN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút lao động giỏi.

b. Lao động

Số lượng lao động và mặt bằng sử dụng cho sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Qua bảng 13 có thể nhận thấy, nghề thêu có tỷ lệ lao động nữ chiếm 95,3%, trong khi nghề đúc đồng và nghề mộc mỹ nghệ chủ yếu là nam giới với tỷ lệ tương ứng là 96,7% và 93,9%, số lao động nữ trong nhóm đúc đồng chủ yếu là con gái hoặc vợ của chủ đơn vị đứng ra phụ giúp công việc bán hàng, số lao động nữ trong nhóm mộc bên cạnh công việc bán hàng còn có một số lao động trực tiếp với các công việc như làm nguội, hoàn thiện sản phẩm… Đối với nguồn lao động, nhìn chung cả ba nghề đều sử dụng lao động thuê ngoài, tuy nhiên nghề mộc mỹ nghệ và nghề thêu có tỷ lệ cao hơn với trên 70%, trong khi đó nhóm nghề đúc đồng có tỷ lệ lao động trong gia đình chiếm 46% cao hơn hai nhóm còn lại. Tỷ lệ lao động trực tiếp trong cả 3 nghề là rất cao, nghề đúc đồng 96,2% và nghề mộc mỹ nghệ và thêu ren lần lượt là 97,8% và 93,0%. Số lao động gián tiếp của nghề thêu tương đối cao hơn nghề mộc và đúc đồng, số lao động gián tiếp có trình độ cao đẳng, đại học chiếm 4,1% và thường rơi vào các đơn vị có hướng phát triển khả quan.

Thâm niên tay nghề của lao động có sự khác biệt giữa các nghề, nghề đúc đồng có thời gian hoạt động trong nghề trên 30 năm là 15,0% cao hơn 5,0% của nhóm mộc mỹ nghệ và 1,8% của nhóm thêu. Nhóm thêu do đặc thù của công việc nên những lao động cao tuổi mặc dù có nhiều kinh nghiệm nhưng do mắt yếu dần khó thể hiện được những tinh hoa của tay nghề, nhóm này thường có kinh nghiệm quản lý về kỹ thuật và kỹ năng truyền nghề cho đội ngũ lao động kế cận. Nhìn chung, chiếm tỷ lệ cao nhất nằm trong nhóm có kinh nghiệm tay nghề từ 21 đến 30 năm, đây là nhóm lao động có năng suất cao và kinh nghiệm trong nghề tương đối chắc chắn.

Bảng 13 : LAO ĐỘNG VÀ MẶT BẰNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA

Chỉ tiêu ĐVT Ngành nghề

Đúc đồng Mộc MN Thêu ren

1. Số đơn vị điều tra ĐV 50 50 36

2. Lao động người 184 231 170

* Chia theo nguồn lao động

- Lao động gia đình % 38,8 26,8 26,5

- Lao động thuê ngoài % 61,2 73,2 73,5

* Chia theo giới tính

- Nam % 96,8 93,9 4,7

- Nữ % 3,2 6,1 95,3

* Chia theo tính chất công việc

- Lao động trực tiếp % 96,2 97,8 92,9

- Lao động gián tiếp % 3,8 2,2 7,1

* Chia theo thâm niên tay nghề

- Dưới 10 năm % 23,0 41,13 21,7

- Từ 11 đến 20 năm % 32,6 38,5 55,3

- Từ 21 đến 30 năm % 29,4 16,0 21,2

- Trên 30 năm % 15,0 5,0 1,8

3. Bình quân lao động/đơn vị lđ/đv 3,7 4,6 4,7 4. Mặt bằng sản xuất kinh doanh

- Diện tích nhiều nhất m2 770 150 160

- Diện tích ít nhất m2 12 15 10

5. BQ diện tích SXKD/đơn vị m2 103 45,4 46,8

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006

Diện tích sản xuất kinh doanh có sự khác biệt tương đối giữa các nghề, tổng diện tích của các đơn vị ngành đúc đồng lớn hơn nhiều so với 2 nghề kia do phần lớn đều có vườn rộng do đó diện tích đất sử dụng cho sản xuất cao hơn với mức bình quân là 103m2, đơn vị có diện tích nhiều nhất là 770m2 và thấp nhất là 12 m2. Nghề thêu chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc sông Hương, diện tích dùng cho sản xuất thường hẹp và do nghề này tận dụng được các khoảng không gian trong nhà nên mặc dù mặt bằng không rộng nhưng người sản xuất không cho đó là vấn đề khó khăn lớn, đơn vị có diện tích nhiều nhất là 150m2 và thấp nhất với 15m2. Nghề mộc mỹ nghệ có diện tích bình quân tương đương với nghề thêu, tuy nhiên nghề này cần có khu vực làm việc mang tính riêng biệt và độc lập cao hơn nên diện tích sản xuất hẹp và việc sử dụng chung với nhà ở cũng tạo ra những khó khăn nhất định trong quá

trình sản xuất kinh doanh, diện tích nhiều nhất và ít nhất của nhóm này tương ứng 160m2 và 10m2.

c. Vốn sản xuất kinh doanh

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của cả 3 nghề nhìn chung không cao cho thấy quy mô của các đơn vị chủ yếu còn mang tính gia đình. Vốn cố định của các đơn vị phần lớn không đáp ứng được tiêu chuẩn về mức giá trị mà chủ yếu là công cụ, dụng cụ, các loại máy móc thiết bị nhỏ. Nghề đúc đồng có tỷ trọng nguồn vốn cố định chiếm 29,01% cao hơn nhiều so với nghề mộc và nghề thêu do nghề đúc đồng cần sử dụng các loại như : máy mài, máy mơn, khoan, máy đánh bóng, mô tơ thổi gió, mô tơ điện vào hầu như tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, giảm được độ nặng nhọc, tăng được năng suất.

Bảng 14 : TÌNH HÌNH VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC ĐƠN VỊ

Ngành nghề Đúc đồng Mộc mỹ nghệ Thêu ren Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % Tổng số bình quân 57,05 100,00 63,78 100,0 0 41,42 100,00 Trong đó :

* Theo T/C chu chuyển

- VCĐ bình quân 16,54 29,01 6,9 10,82 3,15 7,51 - VLĐ bình quân 40,48 70,77 56,88 89,18 38,26 92,39 * Theo nguồn hình thành - Vốn tự có 54 94,65 63,78 100,0 0 41,42 100,00 - Vốn vay 3,5 5,35 0 0 0 0

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2006

Nghề mộc mỹ nghệ cũng sử dụng một số loại máy như : máy khoan, máy đánh bóng, máy cắt phá, máy cưa lộng… tuy nhiên số đơn vị có đầu tư vào nguồn vốn này ít nên mức vốn cố định bình quân không cao chỉ chiếm 10,64%. Nghề thêu hầu như ít đầu tư vào vốn cố định vì nghề này chỉ cần các loại khung dùng để căng vải thêu, một số đơn vị có đầu tư vào máy may, ren nhưng không nhiều vì nghề này

chủ yếu làm bằng tay. Nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn nhưng số tuyệt đối không cao, cao nhất là nghề mộc mỹ nghệ cũng chỉ đạt mức bình quân 56,88 triệu đồng cho 1 đơn vị, nghề đúc đồng chỉ đạt 40,48 triệu đồng và nghề thêu 38,26 triệu đồng bình quân. Hầu hết các đơn vị đều sử dụng nguồn vốn tạm ứng của khách hàng để mua nguyên vật liệu cho sản xuất, điều này làm các đơn vị khá bị động bởi nguồn nguyên liệu như đồng cho nghề đúc đồng, các loại gỗ quý dùng cho nghề mộc điêu khắc ngày càng khan hiếm và luôn có xu hướng tăng giá. Đối với vốn tín dụng, chỉ có nghề đúc đồng có vay vốn và hầu như là từ nguồn vốn vay khuyến công của thành phố, còn lại nghề mộc và nghề thêu hầu như các chủ đơn vị đều không vay với nhiều lý do, hoặc nếu có vay thì chỉ vay nóng trong thời gian ngắn. Điều này cho thấy các đơn vị làm nghề chưa sẵn sàng cho việc phát triển lớn hơn, tâm lý ngại không trả được nợ nên quy mô sản xuất vẫn chỉ mang tính gia đình. (xem bảng 14)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 68 - 73)