Chính sách và pháp luật nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 33)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.4.Chính sách và pháp luật nhà nước

Các làng nghề TCTT, TCMN, cũng như nhiều ngành nghề khác, bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường thể chế. Nói cách khác, chính sách và pháp luật của nhà nước luôn luôn tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vững ở các làng nghề. Thực tiễn chứng tỏ các nhân tố chủ quan như đường lối, chính sách, thiết chế của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ đều có liên quan đến phát triển ngành nghề thủ công truyền thống. Thực chất của nhân tố thể chế, đường lối, chính sách là nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, tận dụng những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt khuyết tật của cơ chế thị trường, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả kinh tế-xã hội của sản xuất hàng hoá.

Để có thể giúp các sản phẩm ngành nghề TCMN Việt Nam duy trì được vị trí trọng tâm trong quá trình bảo tồn bản sắc dân tộc trong tương lai, cần có một quan điểm thống nhất về định hướng phát triển, phối hợp giữa nhiều bên liên quan. Đây chính là vai trò cơ bản của chính phủ. Các sản phẩm ngành nghề TCMN đang thay đổi nhanh chóng cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Những thay đổi đó đã tạo ra nhiều yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn, ví dụ như tăng kim ngạch xuất khẩu, mai một giá trị truyền thống, thiếu lực lượng kế tục, những vấn đề về môi trường... Vai trò của chính phủ là hỗ trợ cải thiện tính cạnh tranh giúp đỡ các bên có liên quan trực tiếp tới sản xuất thủ công, cải thiện điều kiện về xã hội, văn hoá, môi trường cũng như những vấn đề khác để ngành nghề thủ công có thể phát triển một cách bền vững. [1,8-17; 2,72]

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 33)