ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 99)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

3.1.1. Quan điểm phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ

Ngành nghề TCMN là một bộ phận quan trọng của ngành nghề thủ công truyền thống của thành phố Huế nói riêng và cả nước nói chung. Việt Nam với trên 70% dân số thuộc khu vực nông thôn tạo ra sự mất cân đối giữa khu vực nông thôn và thành thị. Sự chênh lệch thu nhập giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn, với trên 10 triệu người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định chủ yếu tập trung ở nông thôn chính là yếu tố gây mất ổn định cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình này, phát triển ngành nghề TCMN là phương thức hữu hiệu nhằm tạo cơ hội việc làm cho người dân. Theo chính sách phát triển quốc gia của VN, quá trình CNH nông thôn cần tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, bao gồm : phát triển ngành nghề nông thôn, các ngành nghề thu hút nhiều lao động hoặc các ngành nghề sử dụng nguyên liệu địa phương.

Để phát triển ngành nghề TCMN của thành phố Huế, trước hết cần phối hợp với chiến lược phát triển ngành nghề TCMN ở tầm quốc gia, quá trình phát triển này phải đặt trong mối quan hệ với nhiều ngành, nghĩa là không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà cả văn hoá, xã hội và môi trường. Đồng thời phải xác định những mục tiêu cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của địa phương. Mục tiêu tổng thể trong tương lai của phát triển ngành nghề TCMN cần được xác định là : - Thiết lập cơ chế bảo tồn các giá trị truyền thống một cách phù hợp;

- Cải tiến hệ thống phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ ; - Thiết lập một hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền vững ;

- Tăng cường hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của làng nghề TCMN ; - Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ .

Mô hình cấu trúc của ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cho thấy, để phát triển ngành nghề TCMN cần phải có sự hỗ trợ, định hướng phát triển của nhà nước từ

hệ thống chính sách quản lý cho đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy, khuyến khích khối cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh, hình thành các điều kiện cạnh tranh, chiến lược kinh doanh, các yếu tố nguồn lực. Sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng hệ thống các yếu tố hỗ trợ sẽ là nền tảng và động lực cho sự phát triển của ngành.

Yếu tố sản xuất doanh, điều kịên Chiến lược kinh cạnh tranh Luồng sản xuất kinh doanh sản phẩm

Nguyên liệu Sản xuất Tiêu thụ Thị trường

Chính phủ, các ngành hỗ trợ và có liên quan, các nhà cung cấp dịch vụ phát

Nguồn : Đoàn Nghiên cứu JICA [1,6-26]

Mô hình 2 : Cấu trúc của ngành thủ công mỹ nghệ Việt nam

Đối với vấn đề thể chế, cần thiết phải xây dựng hệ thống pháp lý sao cho có thể sử dụng như là những văn bản hướng dẫn cụ thể để phát triển ngành nghề. Cần thiết lập cơ chế quản lý các chính sách ngành nghề một cách thống nhất. Xác định rõ vai trò của các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm về việc thúc đẩy và phát triển ngành nghề TCMN. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình, xây dựng các chính sách hỗ trợ các hoạt động của khu vực tư nhân trong khi vẫn đảm bảo được các mục tiêu trước mắt và lâu dài trong kế hoạch phát triển của Nhà nước.

Một số các văn bản quản lý Nhà nước đã được ban hành sau :

- Quyết định 132/2000 QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. [51]

- Thông tư Số 116/2006/TT - BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. [36]

- Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN, ngày 18 tháng 04 năm 2007, Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Thông tư số 113/2006/TT-BTC Hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định Số 66/2006/NĐ-CP... là cơ sở pháp lý để phát triển ngành nghề TCTT nói chung và ngành nghề thủ TCMN nói riêng. [29]

3.1.2. Phương hướng phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ thành phố Huế đến năm 2015 đến năm 2015

3.1.2.1. Phát huy thế mạnh của từng nhóm ngành nghề thông qua việc tạo lập mối quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ quan hệ hợp tác, liên kết trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Huế

Số lượng các đơn vị ngành nghề TCMN của Huế hiện còn hoạt động tương đối nhiều, tuy nhiên các đơn vị đa phần có quy mô nhỏ lẻ, tư duy sản xuất kinh doanh vẫn chưa bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường. Từng nhóm nghề cần có kế hoạch phát triển phù hợp trên cơ sở tạo lập mối quan hệ liên kết, hợp tác với các nhóm ngành nghề khác để phát huy đuợc hết thế mạnh của mình. Việc mở rộng hợp tác, liên kết không chỉ trong địa phương mà cần phải mở rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Thông qua hoạt động hợp tác các đơn vị sẽ có được cái nhìn thực tế về điểm mạnh và điểm yếu của mình từ đó định hướng được cho mình những lợi thế cạnh tranh để tập trung đầu tư, đối với các mặt hàng không có lợi thế so với các vùng khác thì tìm cơ hội để học hỏi nhằm cải tiến phương pháp sản xuất, nâng dần chất lượng của sản phẩm. Festival nghề truyền thống của Huế là dịp để lao động trong ngành nghề TCMN trao đổi, học hỏi và các nhà nghiên cứu đóng góp ý kiến cho chiến luợc phát triển chung của ngành nghề, từ đó các nhà quản lý nhận thấy tiềm năng nội tại và thực tế sống động để có các quyết sách phát triển ngành nghề mạnh mẽ và thực tế hơn.

3.1.2.2. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên cơ sở kết hợp một cách có hiệu quả giữa giá trị truyền thống và hiện đại hiệu quả giữa giá trị truyền thống và hiện đại

Mục tiêu của phát triển ngành nghề TCMN chính là tạo cho sản phẩm một sức sống mới, được thị trường chấp nhận. Vấn đề kết hợp giữa giá trị truyền thống với hiện đại cần chú trọng đến việc xác định các phương án sản xuất sản phẩm phù hợp với thị trường, kế thừa kỹ thuật truyền thống tinh xảo, kết hợp với việc cải tiến, đổi mới phương thức tạo ra sản phẩm có giá trị văn hoá, nghệ thuật, mỹ thuật và có tính thương mại. Sự phân loại sản phẩm một cách có hệ thống theo mô hình 3 là cơ sở để tiến hành cải tiến kỹ thuật sản xuất một cách phù hợp. Mục tiêu của việc kết hợp giữa tính truyền thống và kỹ thuật hiện đại là nhằm:

Thổ cẩm, sản phẩm mây tre, sản phẩm gốm Bảo tồn kỹ thuật Hàng mỹ nghệ,

ít dùng (giấy, tranh dân gian) Sản xuất bằng tay Phát triển các ngành sản xuất Ngành nghề thủ công Sản phẩm mây tre, cói, thêu

ren Chủ yếu sản xuất

bằng tay nhưng Sử dụng máy móc, thiết bị vào một số công đoạn Sơn mài, dệt, gỗ, chạm khắc đá, kim khí

Sử dụng máy móc Xuất khẩu sản phẩm, khuyến khích đầu tư vào

thiết bị và công

Gốm sứ, sơn mài, dệt lụa

Nguồn : Đoàn Nghiên cứu JICA [1,6-7] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo đảm cho người thợ thủ công phát huy tối đa sự khéo léo, tính thẩm mỹ để các sản phẩm làm ra mang những đặc điểm riêng biệt có thể cảm nhận là được làm bằng tay chứ không phải được sản xuất bằng máy.

- Chú trọng đầu tư máy móc vào quá trình xử lý nguyên vật liệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư vào nhà xưởng để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

- Sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại để kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cho cơ chế phân công lao động, giải phóng các công đoạn lao động nặng nhọc, độc hại.

3.1.2.3. Tập trung phát triển các nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, có tiềm năng xuất khẩu trực tiếp tiềm năng xuất khẩu trực tiếp

Hầu hết các nghề TCMN hiện đang còn hoạt động của Huế đều có khả năng thu hút nhiều lao động, trong đó nghề thêu đang thu hút bình quân trên một nghìn lao động và kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất của các đơn vị lớn sẽ làm tăng dần số lượng lao động tham gia vào nghề này. Nghề mộc mỹ nghệ, hầu hết các công đoạn đều sản xuất bằng tay nên phát triển nghề này sẽ tạo ra một nên một nguồn cầu lao động lớn, các doanh nghiệp lớn khai thác được các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp có thể sử dụng đến vài trăm lao động, nghề mộc mỹ nghệ hiện đang là một trong những nghề có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và nhiều tiềm năng mở rộng. Thời gian đến cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển mạnh các doanh nghiệp sản xuất hàng mộc xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm mộc nội thất cao cấp được chế biến từ nguyên liệu gỗ rừng trồng. Hỗ trợ lãi suất cho các đơn vị đầu tư vào công nghệ, thiết bị chế biến hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm khai thác hiệu quả thị trường xuất khẩu trực tiếp.

Các nhóm nghề khác như nghề kim hoàn, nghề đúc đồng hiện tại chỉ thu hút vài trăm lao động nhưng nếu khai thác được thị trường tiêu thụ nội địa, thì đây sẽ là các nhóm nghề tạo ra giá trị sản xuất lớn và sử dụng khá nhiều lao động. Nghề mây tre, đan lát trước đây là một trong những nghề có nhiều thế mạnh trong xuất khẩu của thành phố và thu hút rất nhiều lao động. Trong thời gian đến nên định hướng để các

đơn vị tập trung phát triển các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp hướng đến xuất khẩu trực tiếp. Nghề khảm xà cừ, khảm xương, sơn mài là các nhóm nghề hầu như sản xuất bằng thủ công. Các nghề này trong các giai đoạn phát triển mạnh đã thu hút rất nhiều lao động, cả lao động của địa phương và lao động từ các nơi khác đến. Mặc dù hiện nay hoạt động của các nhóm nghề này tương đối trầm lắng, nhưng nếu có kế hoạch phát triển phù hợp, đóng góp của nhóm này vào giá trị sản xuất công nghiệp chung của thành phố sẽ tăng lên nhiều.

3.1.2.4. Liên kết phát triển cùng ngành du lịch

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống phục vụ cho du lịch và xuất khẩu. Các cấp lãnh đạo tỉnh và thành phố thời gian gần đây đã có một số chính sách và hành động cụ thể nhằm khuyến khích phát triển ngành nghề TCMN kết hợp với du lịch như :

- Xây dựng Làng Đúc trở thành một làng nghề thủ công truyền thống của Huế, là nơi tập trung các cơ sở sản xuất mặt hàng Đúc đồng mỹ nghệ bằng công nghệ thủ công truyền thống, kết hợp với du lịch sinh thái nhà vườn Huế nhằm phục vụ du khách đến tham quan và xuất khẩu.

- Đang xúc tiến chương trình mỗi làng một nghề với mục tiêu thúc đẩy một số cụm làng nghề TCMN truyền thống có khả năng xây dựng và phát triển tốt như : Cụm làng nghề thêu Thuận Lộc; Cụm làng nghề mây tre-nón lá ở xã Hương Sơ; Cụm làng nghề mộc mỹ nghệ chạm khảm ở Kim Long - Hương Long

- Thực hiện các chính sách ưu đãi về cho thuê mặt bằng sản xuất, mặt bằng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các điểm tham quan du lịch, các trung tâm thương mại. Có chính sách miễn giảm thuế cho các đơn vị tham gia sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

Hiện tại, tuy vẫn còn nhiều hạn chế trong phát triển thực tiễn do nhiều nguyên nhân như chưa có được quy hoạch cụ thể, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp từ phía các cấp quản lý nhà nước cho đến việc các đơn vị du lịch chưa thực sự tham gia vào loại hình mới này nên thiếu sự đầu tư, hỗ trợ, kết hợp với các đơn vị

trong ngành nghề TCMN do đó kết quả chưa có được sức thuyết phục. Nhưng trong thời gian đến, nếu được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo của tỉnh và thành phố Huế cộng với sự hưởng ứng, đầu tư của giới doanh nghiệp và nỗ lực của chính các đơn vị trong ngành nghề TCMN, hiệu quả của việc kết hợp phát triển giữa ngành du lịch và ngành nghề TCMN sẽ tạo ra tính cộng hưởng rất tích cực góp phần phát triển và tạo ra sự thịnh vượng chung cho cả hai ngành nghề.

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

3.2.1. Tổ chức điều tra, khảo sát tổng thể ngành nghề thủ công mỹ nghệ để có sự quy hoạch phát triển phù hợp sự quy hoạch phát triển phù hợp

Dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng ngành nghề TCMN của thành phố Huế giai đoạn 2004-2006; căn cứ vào quan điểm, định hướng phát triển ngành nghề TCMN trong thời gian tới, luận văn đã xây dựng một hệ thống giải pháp nhằm phát triển ngành nghề TCMN ở thành phố Huế đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Để phát triển ngành nghề TCMN cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ làng nghề đến chính sách vĩ mô. Thành phố Huế cần phải thực hiện công tác quy hoạch, cần tổ chức điều tra tổng thể các ngành nghề TCMN trên toàn địa bàn, tổ chức hội đồng đánh giá, phân loại để có sự quy hoạch phát triển phù hợp đối với từng nghề. Đối với hoạt động điều tra tổng thể cần phải có sự phối hợp của nhiều ban ngành để tiến hành khảo sát, qua đó hình thành một bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển từ các vấn đề như nguồn vốn, lao động, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, tình hình gây ô nhiễm môi trường cho đến các vấn đề khó khăn trực diện các đơn vị thường gặp phải, cũng như tâm tư, nguyện vọng của những người trực tiếp sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở số liệu điều tra sẽ cho thấy nhóm nghề nào đang có nguy cơ bị mai một, nhóm nghề nào có điều kiện thuận lợi để phát triển, các ngành nghề mới du nhập, từ đó có kế hoạch phát triển phù hợp.

Hiện nay thành phố đã quy hoạch Khu công nghiệp Hương Sơ để hỗ trợ cho các cơ sở SX hàng thủ công mỹ nghệ nhỏ được thuê đầu tư SX, đây là hướng quy

hoạch hợp lý nhằm di chuyển dần các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, các khu CN được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ sẽ thuận lợi cho quá trình sản xuất của các đơn vị. Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị đang hoạt động có quy mô nhỏ nên việc chuyển vào các khu CN không phải là giải pháp lựa chọn tốt nhất của họ, bởi trước hết các đơn vị phải có được một số vốn nhất định để đầu tư nhà xưởng, thuê nhân công và nhiều khoản chi phí khác trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm thì bấp bênh, tâm lý ngại vay nợ của các chủ đơn vị. Do đó, bên cạnh kế hoạch tổ chức các khu công nghiệp lớn, thành phố cần quy hoạch các cụm sản xuất với quy mô phù

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 99)