TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 35)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.5. TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ THỦ CÔNG MỸ

CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. 1.5.1. Các nước trên thế giới

* Indonesia

Indonesia là nước có diện tích tương đối lớn, đông dân nhất Đông Nam Á. Vấn đề CNH nông thôn chưa được Indonesia đặt ra một cách mạnh mẽ như Trung

Quốc và các nước Đông-Bắc Á, nhưng chính phủ cũng có chú trọng đến các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Chính phủ Indonesia đã đề ra chương trình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trong các kế hoạch 5 năm, tổ chức ra trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đặt mối quan hệ với công nghiệp lớn, có chương trình nghiên cứu tiềm năng sản xuất, nhu cầu thị trường, làm cơ sở cho việc phát triển công nghiệp nhỏ. Chính phủ đã đề ra các chính sách khác nhau trong đó chú ý đến chính sách khuyến khích về thuế và ưu tiên công nghiệp nhỏ chế biến nông sản xuất khẩu. Cùng với việc đề ra chính sách, chính phủ đã tổ chức ra Hội

đồng thủ công nghiệp quốc gia Indonesia nhằm thúc đẩy các ngành tiểu thủ công

nghiệp phát triển như tổ chức thi thiết kế mẫu mã, tổ chức hội chợ triển lãm các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp và Trung tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp để quản lý, hỗ trợ tiểu thủ công nghiệp. Những nổ lực của Indonesia trong lĩnh vực công nghiệp hoá nông thôn đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Ở đảo Java, số liệu điều tra ở 10 làng có ngành nghề thủ công cho thấy 44% lao động nông thôn có tham gia ít hoặc nhiều vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp (19% làm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và 16% làm ở các cơ sở dịch vụ nông thôn). Thu nhập của nông dân ở đây từ các nguồn ngoài nông nghiệp trong mấy năm gần đây tăng từ 12% lên 23% tổng thu nhập. [11,88-94] Indonesia là nhà cung cấp sản phẩm mây lớn nhất thế giới. Các sản phẩm làm bằng mây không thể được chế tạo bằng máy móc nên phải làm bằng tay, khá phức tạp, nhưng lại là sản phẩm thời trang cao cấp đối với người tiêu dùng. Ngoài việc có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều yếu tố khác đã tạo nên sự thành công của thị trường đồ gia dụng bằng mây trên thị trường. Chính quyền Indonesia và JETRO khuyến khích các nhà chế biến Indonesia tham gia các cuộc triển lãm thương mại ở Nhật. Nhật Bản nhập độ 10% về số lượng hàng năm của Indonesia. [5]

* Nhật Bản

Nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản có truyền thống lâu đời. Từ thời cổ đại, nghề gốm, điêu khắc ở NB đã ra đời và phát triển. Các giai đoạn lịch sử tiếp theo nhiều ngành nghề TCTT xuất hiện và có những bước phát triển đáng kể như : nghề

rèn đúc kim loại, đồ gốm, đồ sơn mài... Về nghề dệt, đến thế kỷ thứ VIII, nghệ thuật dệt đã đạt tới đỉnh cao với nhiều sản phẩm đa dạng và tuyệt mỹ. Thời đại Edo (1615- 1866) được gọi là kỷ nguyên vàng của nghề thủ công truyền thống với các loại hàng hoá sản xuất trên khắp đất nước NB. Ba nghề thủ công phát triển rực rỡ nhất là nghề gốm sứ, nghề sơn và nghề dệt. Giai đoạn 1868-1926, dưới ảnh hưởng của công cuộc Minh Trị duy tân, trên đất nước NB đã diễn ra một sự thay đổi mãnh liệt do tiếp xúc với nền văn minh phương Tây. Vị trí các ngành nghề TCTT dần mất đi vị trí vốn có của nó trong đời sống của người dân NB trước đây. Vì vậy, người Nhật đang có sự nhận thức và đánh giá lại vai trò của ngành nghề TCTT đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường.

Trong quá trình CNH, những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ở Nhật Bản không những không bị mai một mà trái lại nó vẫn được duy trì và phát triển ở nông thôn, trong các hộ nông dân, các làng nghề và thị trấn có nghề truyền thống. Qua kết quả điều tra thống kê, ở Nhật Bản có 876 nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhau như chế biến lương thực, thực phẩm bằng nông sản, thuỷ sản (như bột gạo, miến, đậu phụ, tương, dấm, rượu sakê, mắm...), nghề đan lát bằng tre nứa, nghề dệt chiếu, bao tải bằng rơm, nghề thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ), nghề dệt lụa may áo kimônô, nghề rèn nông cụ với công nghệ cổ truyền rèn kiếm Nhật nổi tiếng... Nghề cổ truyền sơn mài đã trãi qua những bước thăng trầm trong cơ chế thị trường của thời kỳ CNH, có thời kỳ thịnh vượng và có lúc suy thoái. Nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền của nhiều làng nghề và thị trấn ở Nhật Bản, thị trấn TAKEO, tỉnh GIFU là một trong những địa phương có nghề rèn cổ truyền từ 700-800 năm nay, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động sôi nổi. Vào những năm 1970, ở tỉnh OITA (miền Tây Nam Nhật Bản) đã có phong trào “Mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền . Kết quả là ngay từ năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 358 triệu USD, đến năm 1992 sản xuất thu được 1,2 tỷ USD, trong đó có 378 triệu USD bán rượu đặc sản Sakê của địa phương, 114 triệu USD các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phong trào phát triển các ngành nghề cổ truyền “Mỗi thôn làng một sản phẩm” đó nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Nhật.

Nhìn chung ở NB nhiều ngành nghề thủ công bị giảm sút nhiều khi trở thành nước công nghiệp phát triển. [52; 3,39-42]

* Thái Lan

Thái Lan là nước có diện tích canh tác bình quân đầu người và diện tích bình quân của một hộ nông dân cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Đến những năm 1960 Thái Lan vẫn là một nước lạc hậu, với hơn 90% là nông dân, yếu kém cả về nông nghiệp và công nghiệp. Thời gian đầu Thái Lan tập trung vào phát triển công nghiệp đô thị, dựa vào vốn và công nghệ nước ngoài, nhưng kinh tế không những không thành công mà còn lâm vào tình trạng trì trệ. Sau đó Thái Lan kịp thời chuyển hướng CNH, đa dạng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, phát huy lợi thế đất và nguồn lao động, lấy nông nghiệp làm điểm tựa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng truyền thống, nông, lâm, thuỷ sản đồng thời xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp mủi nhọn, có trọng điểm để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Các ngành nghề truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý và đồ trang sức, được duy trì và phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu đứng vào loại thứ hai trên thế giới, do kết hợp được tay nghề của các nghệ nhân lành nghề với công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại. Nghề gốm sứ cổ truyền ở Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Gần đây ngành này đã phát triển theo hướng CNH, HĐH và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai sau gạo. Chiềng Mai là trung tâm sản xuất đồ gốm lớn nhất Thái Lan, đang được phát triển, đi vào sản xuất với khối lượng lớn và đang được tích cực xúc tiến chương trình nâng cao tay nghề cho công nhân của các xí nghiệp gốm . Cho đến nay, 95% hàng gốm xuất khẩu của Thái Lan là đồ trang trí nội thất và đồ lưu niệm. [44,99; 11,118]

Thông qua sự giúp đỡ của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Chính phủ Thái Lan đã triển khai dự án “Mỗi làng mỗi sản phẩm” tại các địa phương trong cả nước. JETRO đã giới thiệu các sản phẩm địa phương của Thái Lan tại thị trường Nhật Bản, các chuyên gia của NB đã giúp đỡ Thái Lan trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Hiện nay, Thái Lan có hơn

10.000 sản phẩm được sản xuất và phát triển theo dự án trên, trong đó có khoảng 460 sản phẩm bước đầu được bình chọn là các sản phẩm tiêu biểu với chất lượng tốt. Uỷ ban quốc gia Thái Lan đã xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án “Mỗi làng mỗi sản phẩm” để bình chọn các sản phẩm tiêu biểu, đẩy mạnh bán hàng và xây dựng mẫu sản phẩm cho tương lai. Với quyết tâm thực hiện dự án, UB Quốc gia đã đề ra nguyên tắc chỉ đạo việc bình chọn sản phẩm “Tiêu biểu”, sản phẩm nổi bật nhất của mỗi tỉnh của Thái Lan trên phạm vi quốc gia. Các sản phẩm được bình chọn dựa trên các tiêu chí : sản phẩm có nhãn mác lâu đời, có tiềm năng xuất khẩu, sản xuất ổn định với chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm truyền thống.[34]

1.5.2. Các địa phương trong nước

* Tình hình phát triển chung

Việt Nam hiện có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó đa phần đã trãi qua lịch sử phát triển hàng trăm năm song song với quá trình phát triển kinh tế xã hội, văn hoá và nông nghiệp của đất nước. Ví như sản phẩm lụa của Hà Đông (Hà Tây) có trên 1.700 năm lịch sử, sản phẩm gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã có gần 500 năm tồn tại, nghề đan mây tre ở Phú Vinh (Hà Tây) cũng đã hình thành từ cách đây 700 năm. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặc dù chỉ là một giai đoạn rất ngắn nhưng lại có nhiều thay đổi nhất so với cả quá trình phát triển rất dài của ngành nghề thủ công VN. Khối lượng sản phẩm làm ra đã tăng và mở rộng rất nhanh, mẫu mã sản phẩm cũng đã nhanh chóng chuyển từ mẫu mã truyền thống sang phỏng theo mẫu mã truyền thống. Xu hướng này có khả năng vẫn tiếp tục trong tương lai trước nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng.

Bộ mặt làng nghề TCMN đang thay đổi nhanh chóng do VN đang chuyển sang kinh tế thi trường và khuyến khích xuất khẩu. Quá trình CNH và áp dụng chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, việc thúc đẩy sản xuất hàng thủ công làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, việc áp dụng các công nghệ mới đang ngày càng phổ biến. Lực lượng lao động trong ngành nghề thủ TCMN đang có sự chuyển dịch, ngày càng có nhiều thợ thủ công có tay nghề cao và

lực lượng lao động trẻ tìm đến khu vực đô thị làm việc cho các nhà máy, xưởng sản xuất sản phẩm thủ công lớn đang mọc lên ngày càng nhiều ở ngoại ô các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Thúc đẩy sản xuất thủ công đã trở thành chính sách quan trọng ở cấp tỉnh và Trung ương nên các làng nghề mới và các cụm làng nghề đang được khuyến khích phát triển để tạo ra sự tăng trưởng ổn định ở khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm. Ngành nghề TCMN đang được bố trí, sắp xếp lại, chính sách chuyển khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư đã và đang được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, phân công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, ngành nghề TCMN đang có những điểm thuận lợi trong giai đoạn mới cũng như những hạn chế mang tính nội tại cần giải quyết để tiếp tục thực hiện vai trò của mình. Nếu khắc phục được các điểm yếu, phát huy được các lợi thế thì đây sẽ là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề về văn hoá, kinh tế và xã hội của đất nước.

* Tỉnh Hà Tây

Hà tây đã được mệnh danh là “Đất trăm nghề”. Theo điều tra của Tổ chức hợp tác quốc tế Nhât Bản (JICA), đến nay, trong 1.460 thôn làng của Hà Tây thì đã có gần 80% số làng có nghề, với 411 làng nghề (nhiều nhất toàn quốc, chiếm 1/5 trong 2.017 làng nghề trong cả nước). Hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của tỉnh Hà Tây thực sự có lợi thế để phát triển xuất khẩu. Những lợi thế so sánh của hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của Việt Nam đều hiện diện ở Hà Tây. [18]

Hiện tại, ngoài số 57 hợp tác xã ngành nghề TTCN còn có trên 154.000 hộ tham gia sản xuất TTCN tại các làng nghề, có 305 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN)-(TTCN). Tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất của các làng nghề TTCN đang ngày càng tăng, trong đó nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng lên tới 1.080 tỷ đồng. Giá trị sản xuất (GTSX) từ các khu vực làng nghề trong tỉnh đạt khoảng 3.000 tỷ đồng/năm,

chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất CN-TTCN toàn tỉnh. Sản phẩm làng nghề Hà Tây đã thâm nhập một số thị trường trọng điểm của thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ... Có khá nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ 1 triệu USD trở lên như: các công ty TNHH mây tre đan Yên-Trường, Tiến Động, Văn Minh, Ngọc Sơn... và có 9 làng nghề có doanh thu đạt 50 tỷ đồng/năm trở lên, trong đó làng nghề mây tre đan Yên Trường (huyện Chương Mỹ) đạt doanh thu 70 tỷ đồng/năm; làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm (huyện Thường Tín) đạt doanh thu 105 tỷ đồng/năm.

Bên cạnh những điểm mạnh trên, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm làng nghề của Hà Tây cũng đang đứng trước những thách thức của cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Các vấn đề hạn chế : sản phẩm thủ công mỹ nghệ ít tính sáng tạo, chủ yếu làm theo mẫu có sẵn, đơn đặt hàng hoặc làm theo mẫu mã của nước ngoài; số đông doanh nghiệp tại các làng nghề Hà Tây vẫn phải xuất khẩu sản phẩm qua khâu trung gian, chưa thâm nhập được kênh phân phối hàng nhập khẩu của nước ngoài. Khâu xúc tiến thương mại cũng còn nhiều hạn chế, kể cả hoạt động xúc tiến của nhà nước và hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp. Các cơ sở sản xuất chưa thực sự coi trọng giá trị của thương hiệu. Điểm yếu nữa là trong cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm làng nghề Hà Tây thiếu nguồn nguyên liệu được cung cấp ổn định, vững chắc. [20]

* Làng gốm Bát Tràng :

Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10 km về phía Đông Nam. Trãi qua nhiều thăng trầm của lịch sử, gốm Bát Tràng vẫn giữ được sức sống bền bĩ nhờ có một thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền thống, các lò gốm bát tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước như các loại ấm, chén, bất đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các loại vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Bát Tràng cuốn hút nhiều nhân lực từ khắp nơi về sáng tác mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. Một số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong

việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và men sứ đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc... Từ năm 2002, các nghệ nhân Bát Tràng bắt đầu liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Thông qua hiệp hội, người Bát Tràng có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt thông tin về thị trường, các kiến thức mới trong công nghệ sản xuất gốm sứ, phương thức buôn bán thời thương mại điện tử và cách nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất gốm sứ Bát Tràng đang áp dụng mô hình kinh doanh theo kiểu cộng tác, liên kết, thường khoảng 5-7 nhà với nhau phổ biến kinh nghiệm, tay nghề, bí quyết. Liên kết các nhà sản xuất gốm sứ hiện là cách tốt nhất để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể thực hiện mở rộng sản xuất trong điều điều kiện nguồn vốn còn hạn chế mà vẫn có thể sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn. Mới đây, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng đã thành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố huế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w