Về sự vận hành có hiệu quả của bộ máy quản lý và điều hành của doanh nghiệp công nghiệp cổ phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 86 - 87)

nghiệp công nghiệp cổ phần

- Phát triển nguồn nhân lực quản lý (đào tạo và đi thuê) có chất lượng tại các DNCNCP.

- Nâng cao vai trò quản lý của HĐQT, cần tạo ra sự cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên HĐQT, phải có các quy định về tiêu chuẩn thành viên HĐQT.

- Bổ sung các quy định về thành viên độc lập trong các HĐQT của DNCNCP, nhất là trong trường hợp kiêm nhiệm giữa chủ tịch HĐQT và giám đốc DN.

- Quy định cụ thể về cơ chế triệu tập các cuộc họp của HĐQT, trong đó mở rộng đối tượng có thẩm quyền (ngoài Chủ tịch HĐQT) bởi vì trong thực tế ở những DN “lộn xộn”, hiện tượng phổ biến là Chủ tịch đã trì hoãn hoặc từ chối triệu tập họp HĐQT ngay cả khi có yêu cầu từ các thành viên khác. Hậu quả tiềm ẩn của vấn đề này là các thành viên không có cùng quan điểm với Chủ tịch HĐQT không thể hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo luật định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quản trị DN. Còn nếu chủ tịch HĐQT kiêm luôn

vai trò của người đại diện pháp luật (giám đốc) thì chức năng HĐQT không được đảm bảo,…

- Quy định cụ thể vấn đề uỷ quyền chủ sở hữu. Đối với DNCNCP có vốn đầu tư Nhà nước, tình trạng phổ biến là người trực tiếp thực hiện các quyền cổ đông không phải cổ đông thực sự, mà chỉ là người đại diện. Người đại diện có thể được chỉ đạo và giám sát chặt chẽ từ cổ đông thực sự, nhưng cũng có thể không, dẫn đến tình trạng người được uỷ quyền lạm dụng vì mục đích tư lợi.

- Có các quy định cụ thể để hạn chế những bất ổn và vướng mắc do tình trạng can

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 86 - 87)