Về các vấn đề liên quan đến cổ đông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 85 - 86)

- Tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho cổ đông - người lao động, cổ đông - cán bộ quản lý DN về quyền của cổ đông, của các cơ quan quản lý trong công ty (HĐQT, Ban kiểm soát,…); trình tự, thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của DN nhằm làm cho họ nắm được các quy định pháp lý, tránh tình trạng xung đột trong nội bộ DN hoặc làm chủ “hình thức” hoặc “sai lệch” vị trí của người lao động và các cổ đông thiểu số.

- Tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả cơ chế thực thi đảm bảo các quyền của các cổ đông trong DNCN sau CPH, nhất là cổ đông - người lao động, như:

+ Bảo đảm tối đa quyền được cung cấp thông tin của các cổ đông, bổ sung các quy định cụ thể bảo đảm cho các cổ đông được quyền tiếp cận tất cả các thông tin, hồ sơ, tài liệu của DNCN; được đảm bảo quyền xem xét sổ sách kế toán, biên bản họp Đại hội cổ đông, HĐQT.

+ Cụ thể hoá các quy định về quyền của các cổ đông thiểu số trong vấn đề đề cử vào HĐQT, Ban kiểm soát và quyền triệu tập Đại hội cổ đông; quy định về nguyên tắc xác định số lượng người mà họ được cử.

+ Bổ sung cơ chế quyền biểu quyết nhằm tạo điều kiện tập trung lượng phiếu nhất định cho những quyết định tại Đại hội cổ đông trước áp lực của các cổ đông đa số. Đồng thời, nâng cao tỷ lệ thông qua quyết định tại Đại hội cổ đông để giảm khả năng thao túng của các cổ đông lớn.

+ Cụ thể hoá hơn nữa các quy định về biểu quyết bằng văn bản nhằm giảm thiểu tình trạng tuỳ tiện lấy ý kiến ở một số DNCN sau CPH có tỷ lệ cổ phần Nhà nước lớn, khiến DN và bên thứ ba có cảm giác rằng cơ quan hành chính bên ngoài can thiệp thô bạo vào các quyết định của Đại hội cổ đông…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 85 - 86)