Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hoá được nâng cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 60 - 62)

được nâng cao

Đa số DNCNCP của thành phố Đà Nẵng cho rằng, tình hình tài chính nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng sau CPH tốt hơn. Đây không phải là kết quả bất ngờ vì đã được đánh giá ở nhiều nghiên cứu, báo cáo trên toàn quốc cũng như của riêng thành phố Đà Nẵng. Kết quả này một lần nữa khẳng định những lợi ích kinh tế đã được thừa nhận từ nhiều năm nay của CPH.

Ngay một năm sau CPH, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các DNCN đều tăng cao mặc dù VCĐ, VLĐ không được bổ sung thêm nhiều, thậm chí giảm so với trước CPH. Chỉ tiêu “doanh thu trên lao động thường xuyên” (năng suất lao động) của các DNCNCP tăng cao, thu nhập bình quân, đầu tư TSCĐ đều tăng so với khi còn là DNNN. Tốc độ tăng năng suất lao động là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCNCP. Việc tăng năng suất lao động một phần do doanh thu tăng, mặt khác, do việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn bởi do động lực và sự gắn bó về lợi ích của toàn thể cán bộ quản lý và người lao động đối với DN.

Đầu tư TSCĐ cũng có sự tăng trưởng do 2 nguyên nhân. Một là, do DNCNCP nỗ lực đầu tư thêm; hai là, TSCĐ tăng lên do đánh giá lại tài sản. Nhưng việc tăng do nguyên nhân thứ 2 chỉ xuất hiện trong một số ít trường hợp. Tuy nhiên, tăng trưởng đầu tư TSCĐ

chưa tương xứng với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, chứng tỏ trong năm đầu CPH các DNCN khảo sát chưa dành một tỷ lệ thích đáng của lợi nhuận cho đầu tư phát triển.

Những năm tiếp theo (2001-2005), tốc độ tăng trưởng của DNCNCP được duy trì tương đối ổn định đã khẳng định những ảnh hưởng tích cực của hiệu quả sử dụng vốn, của CPH. Doanh thu, lợi nhuận sau thuế có năm giảm nhưng cơ bản là tăng, riêng lương bình quân của người lao động tại DNCNCP đều tăng hàng năm; VCĐ, VLĐ tăng qua các năm (tuy nhiên vẫn có DN tăng giảm không đều nhưng nếu có giảm thì không đáng kể). Điều này cho thấy nguồn lực tài chính để đầu tư của DNCNCP còn hạn chế. Nếu mức tăng trưởng của DNCNCP xuất phát từ đầu tư và lợi nhuận tái đầu tư thì chứng tỏ tính bền vững của tăng trưởng trong các DN. Trong khi đó nguồn tài chính để đầu tư của các DNNN không hẳn bắt nguồn từ tài chính DN đó, ví dụ được Nhà nước đầu tư.

Các DNCNCP có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng: Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn; từ 5- 10 tỷ: Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng), tăng trưởng doanh thu nhanh hơn DN có vốn chủ sở hữu lớn hơn 10 tỷ (Công ty CP nhựa Đà Nẵng). Nhưng DNCNCP có vốn chủ sở hữu lớn lại tạo ra được lợi nhuận sau thuế nhiều hơn.

Việc DNCNCP vốn sở hữu lớn có lợi nhuận sau thuế lớn và nhiều hơn DN vốn nhỏ, nhưng tốc độ tăng doanh thu lại chậm hơn DN nhỏ có thể giải thích cho hiện tượng các DNCN có cổ phần Nhà nước chi phối (Công ty CP nhựa Đà Nẵng Nhà nước nắm 32% cổ phần) tốc độ tăng doanh thu chậm hơn DN không có cổ phần Nhà nước chi phối (Công ty CP xi-măng Ngũ Hành Sơn, Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng Nhà nước nắm giữ 0% cổ phần). Vì thường DNCN lớn mới có cổ phần Nhà nước chi phối. Ngoài ra, điều này cũng cho thấy nhu cầu phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc CPH các công ty công nghiệp Nhà nước quy mô lớn và giảm tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ trong các DNCNCP.

Lợi nhuận và khả năng sinh lời của DNCNCP:

Những DNCNCP của Đà Nẵng đã khảo sát là các DN vừa và nhỏ. Ngay sau CPH, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận sau thuế đều tăng nhanh mặc dù VCĐ của DN lại giảm. Tại thời điểm 1 năm trước CPH, Công ty CP xi-măng Ngũ Hành Sơn (vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 5 tỷ) làm ăn không hiệu quả gần như hoà vốn, lợi nhuận sau thuế không đáng kể, nhưng ngay năm sau CPH lại có tỷ lệ sinh lời cao nhất, cao hơn cả nhóm DNCN có vốn chủ sở hữu từ 5-10 tỷ và hơn 10 tỷ đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này sẽ được

luận văn làm rõ trong phần sau, nhưng có nguyên nhân liên quan đến chính sách ưu đãi và tính đột biến sau thời điểm CPH. ở giai đoạn 2001-2005, các DNCN CPH đã nhiều năm nên hoạt động tương đối ổn định, mức tăng trưởng có tính đột biến rất thấp và quan trọng hơn là đã hết thời gian được hưởng một số chính sách ưu đãi, trong đó có miễn giảm thuế thu nhập DN, nên tỷ suất sinh lợi không cao, từ đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, những DNCN mới CPH đang được hưởng lợi từ những chính sách này.

Với những phân tích về khả năng sinh lời nêu trên, mặc dù chưa thể khẳng định CPH là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất vì bằng chứng là vẫn còn có DN CPH đang thua lỗ, nhưng ít nhất cũng là giải pháp có hiệu quả về sử dụng vốn để tăng cơ hội thành công cho các DNNN yếu kém, nhất là các DN thua lỗ kéo dài, thậm chí trong tình trạng phải giải thể, phá sản.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 60 - 62)