Tình hình sử dụng vốn ở công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 54 - 60)

Năm 1976, Nhà máy Nhựa được thành lập theo Quyết định số 866/QĐ- UB của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) đến năm 2000 Nhà máy Nhựa Đà Nẵng được tiến hành CPH và đổi tên thành Công ty CP nhựa Đà Nẵng.

Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn năm trước và sau CPH [4]

Stt Chỉ tiêu Năm trước CPH

1999

Năm sau CPH 2000

1 Doanh thu 54.702 55.300

2 Lợi nhuận sau thuế 1.026 1.749

3 Vốn chủ sở hữu 14.610 16.352 4 Vốn lưu động 17.865 19.764 5 Nguyên giá TSCĐ 8.147 7.604 6 Hàng tồn kho 8.741 9.620 7 Giá vốn hàng bán 44.332 49.711 8 Vốn cố định 7.036 6.503 9 Vốn bình quân trong kỳ 24.901 26.267 10 Hiệu suất sử dụng vốn (1: 9) 2,197 2,113

11 Tỷ suất doanh lợi vốn (2: 9) 0,041 0,066

12 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (2:

3) 0,070 0,107 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1: 5) 6,714 7,299 14 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1: 8) 7,774 8,534 15 Hàm lượng vốn cố định (8: 1) 0,129 0,117 16 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (2: 8) 0,146 0,269 17 Vòng quay hàng tồn kho (7: 6) 5 5 18 Vòng quay vốn lưu động (1: 4) 3 3

19 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2: 4) 0,057 0,088

Qua phân tích các chỉ số về vốn năm trước (1999) và sau (2000) CPH có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn đã đạt hiệu quả cao hơn ngay sau CPH. Tỷ suất doanh lợi vốn là 0,066 so với 0,041; hiệu quả sử dụng VCĐ là 0,269 và 0,146; hiệu quả sử dụng VLĐ là 0,088 và 0,057.

Bảng 2.12: Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng [4]

Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

1 Doanh thu 55.500 59.518 68.119 63.916 54.195

2 Lợi nhuận sau thuế 2.630 2.358 700 305 2.359

3 Vốn chủ sở hữu 18.697 19.112 18.073 17.815 20.100 4 Vốn lưu động 20.765 21.464 23.325 24.222 26.290 5 Nguyên giá TSCĐ 7.495 6.026 7.843 7.458 7.383 6 Hàng tồn kho 10.726 9.319 11.104 11.406 12.673 7 Giá vốn hàng bán 49.341 53.744 63.528 60.364 51.514 8 Vốn cố định 6.384 5.291 6.890 6.184 5.948 9 Vốn bình quân trong kỳ 27.149 26.755 30.215 30.406 32.238 10 Hiệu suất sử dụng vốn (1: 9) 2,044 2,224 2,254 2,102 1,681

11 Tỷ suất doanh lợi vốn (2: 9) 0,097 0,088 0,023 0,010 0,073

12 T.suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (2:3) 0,140 0,123 0,039 0,017 0,117 13 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1: 5) 7,405 9,877 8,685 8,570 7,340 14 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1: 8) 8,693 11,248 9,886 10,335 9,111 15 Hàm lượng vốn cố định (8:1) 0,115 0,089 0,101 0,096 0,109 16 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (2:8) 0,412 0,445 0,101 0,049 0,396

17 Vòng quay hàng tồn kho (7:6) 5 6 6 5 4 18 Vòng quay vốn lưu động (1:4) 3 3 3 3 2

19 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2:4)

0,141 0,110 0,030 0,013 0,090

20 Mức đảm nhiệm vốn lưu động (4:1)

0,374 0.361 0,342 0,379 0,485

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của Công ty CP nhựa Đà Nẵng trung bình trong 5 năm là gần 2,1; năm 2003, DN đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất 2,3; năm 2005, chỉ tiêu này của DN thấp nhất 1,7. Điều này đòi hỏi DN phải nỗ lực trong việc tăng doanh thu trong những năm tiếp theo để tăng hiệu suất sử dụng vốn.

Công ty CP nhựa Đà Nẵng đạt được hiệu quả toàn bộ vốn cao nhất trong các DNCNCP của Đà Nẵng đã khảo sát, trung bình từ năm 2001 đến 2005 là 0,058. Năm 2001, lợi nhuận sau thuế của DN cao nhất kéo theo chỉ tiêu này cũng cao nhất 0,097; năm 2004, lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong 5 năm và vì thế tỷ suất doanh lợi vốn cũng thấp nhất 0,010. Nhưng ngay năm sau (2005) dù doanh thu không cao nhưng lợi nhuận sau thuế cao nên chỉ tiêu này tăng cao trở lại đạt 0,073.

Công ty CP nhựa Đà Nẵng có tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trung bình 5 năm qua là 0,087, năm 2004 chỉ tiêu này thấp nhất 0,017, năm 2001 cao nhất 0,140, tương ứng với những năm đó DN có lợi nhuận sau thuế thấp nhất và cao nhất.

Công ty CP nhựa Đà Nẵng có hiệu suất sủ dụng VCĐ cao nhất trung bình từ năm 2001- 2005 là 9,8; năm 2002 là đỉnh điểm của DN trong giai đoạn nghiên cứu hậu CPH, 1 đồng VCĐ bỏ ra thu được hơn 11 đồng doanh thu, nhưng sau đó hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty lại lên xuống thất thường. Như vậy, DN tuy đạt được chỉ tiêu này cao nhưng chưa có sự “ổn định đi lên”.

Trong những DNCNCP đã nghiên cứu, qua chỉ tiêu này điểm sáng nhất là Công ty CP nhựa Đà Nẵng, trung bình trong 5 năm đạt 0,28. Sỡ dĩ có được điều đó vì chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng sau thuế được tạo ra từ sự tham gia trực tiếp của

TSCĐ với lượng VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu này thấp cũng là một biểu hiện của việc sử dụng VCĐ kém hiệu quả. Hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP nhựa Đà Nẵng từ năm 2001 đến 2005 là 0,41; 0,44; 0,10, 0,05; 0,04. Năm 2004 chỉ tiêu này thấp nhất cũng đồng thời đây là năm có lợi nhuận sau thuế ít nhất của DN.

Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của Công ty CP nhựa Đà Nẵng từ 5 vòng năm 2001 tăng lên 6 vòng trong 2 năm 2002, 2003 đến 2004 giảm xuống 5 vòng và năm 2005 còn 4 vòng. Lượng hàng tồn kho ngày một tăng mà giá vốn hàng bán giảm hoặc tăng ít làm cho vòng quay chậm sẽ dẫn đến đồng vốn nằm chết không có khả năng sinh lời.

Vòng quay VLĐ của Công ty CP nhựa Đà Nẵng có mức ổn định tương đối cao, từ năm 2001 đến 2004 là 3 vòng/năm; năm 2005 giảm xuống 2 vòng, do doanh thu của công ty giảm nhưng vốn lưu động tăng. Có thể thấy rằng với chỉ số vòng quay VLĐ không cao như vậy nên việc sử dụng VLĐ chưa thật sự hiệu quả.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty CP nhựa Đà Nẵng tương ứng qua các năm từ 2001 đến 2005 là 0,141; 0,110; 0,030; 0,013; 0,090. Chỉ số cao thấp khác nhau cũng đồng nghĩa với việc nếu năm nào chỉ số lớn nhất năm đó DN thu được lợi nhuận sau thuế cao nhất khi bỏ ra 1 đồng VLĐ và ngược lại năm nào chỉ số thấp nhất DN có khả năng sinh lợi của VLĐ thấp nhất (điều này được phản ánh qua chỉ tiêu 2 và 19 của bảng 2.12). Trung bình trong 5 năm công ty bỏ ra 1 đồng vốn lưu động thì sẽ thu về 0,077 đồng lợi nhuận.

Công ty CP nhựa Đà Nẵng khi bỏ ra 1 đồng VLĐ tạo ra ít đồng doanh thu nhất trong số DNCNCP khảo sát, trung bình trong 5 năm là 0,388. Riêng năm 2005, số VLĐ bỏ ra nhiều nhất nhưng doanh thu lại thấp nhất trong giai đoạn 2001- 2005 nên mức đảm nhiệm VLĐ có chỉ số lớn nhất 0,485; điều này đòi hỏi DN trong những năm tiếp theo (2006-2010) phải làm sao để hạ thấp chỉ tiêu này nhằm góp phần sử dụng VLĐ ngày càng hiệu quả hơn cho DN.

Tóm lại, việc sử dụng vốn tại 3 DN CN khảo sát trước CPH không hiệu quả bằng các DN này đã CPH xét cả 3 chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng VCĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ. Mỗi DNCNCP của thành phố Đà Nẵng qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn có những sắc thái khác nhau, tuy có năm cao năm thấp không đều, nhưng nhìn chung với chỉ số trung bình của 3 DN đạt 2,6 là khá tốt trong việc sử dụng đồng vốn

nói chung. Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả toàn bộ vốn các DN CN sau CPH của Đà Nẵng tuy còn có sự mâu thuẫn giữa việc tăng doanh thu hàng năm với tăng lợi nhuận sau thuế nhưng chỉ tiêu này của các DNCNCP trung bình 0,040 là chấp nhận được và chứng tỏ các DN sử dụng đồng vốn tương đối có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trung bình của các DNCNCP Đà Nẵng là 0,105 là chỉ số khá cao, là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNCNCP. Do chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của chế độ khấu hao, quy mô vốn chủ sở hữu, vì thế phụ thuộc vào ngành nghề, quy mô, sự biến dạng của số liệu,… Tuy các DN nghiên cứu đều thuộc ngành công nghiệp nhưng nghề khác nhau nên sự so sánh chỉ số này mang tính chất tương đối; đồng thời quy mô vốn chủ sở hữu có sự chênh lệch đáng kể (Công ty CP nhựa Đà Nẵng có vốn chủ sở hữu lớn, Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng - trung bình và Công ty CP ximăng Ngũ Hành Sơn - nhỏ. chỉ tiêu vốn chủ sở hữu trong bảng 2.6,2.10,2.12), vì vậy, chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn của DNCNCP.

Các DN CN CP của Đà Nẵng sử dụng TSCĐ có hiệu quả tương đối cao, 1 đồng TSCĐ đã tạo ra được 5,7 đồng doanh thu, trong đó Công ty CP nhựa Đà Nẵng có hiệu suất sử dụng TSCĐ cao nhất đạt 8,4; Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn đạt 5,4 và Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng là 3,5. Hệ số này có hiện tượng sụt giảm và lên xuống không đồng thời tại mỗi DN. Công ty CP nhựa Đà Nẵng đạt đỉnh điểm vào năm 2002 sau đó giảm dần đến năm 2005 thấp nhất là 7,3; Công ty CP xi-măng Ngũ Hành Sơn có hiện tượng ngược lại: Năm 2002 chỉ tiêu này thấp nhất 3,9 rồi tăng đến 2005 cao nhất đạt 7,4; Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng lên xuống thất thường (chỉ tiêu 13 trong bảng 2.6). Tuy có sự thất thường như vậy, nhưng nếu đem so sánh với năm trước CPH của các DN này thì hậu CPH có tần suất sử dụng TSCĐ cao hơn. Vấn đề này sẽ được phân tích làm rõ nguyên nhân trong tiết 2.3 của luận văn.

Phân tích hiệu suất sử dụng VCĐ của các DNCNCP Đà Nẵng có thể thấy kết quả khả quan: Trung bình của 3 DN đạt 7,6. Chỉ tiêu này có sự vận động “zic zắc”, khi lên, khi xuống, nhưng cơ bản là “vận động đi lên”, nên việc sử dụng VCĐ sẽ tạo ra doanh thu nhiều hơn.

Hàm lượng VCĐ là chỉ tiêu cho biết lượng VCĐ cần thiết phải sử dụng để tạo ra 1 đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu đảo ngược của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ. Số liệu cụ thể

đã được tính toán ở chỉ tiêu 15 của các bảng 2.6, 2.10, 2.12 của luận văn. Sự lên xuống của các chỉ tiêu này phần nào khẳng định thêm nhận xét về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ ở trên.

Qua các chỉ tiêu chủ yếu và nhận xét trên đây cho thấy việc sử dụng VCĐ tại các DNCNCP của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2001- 2005 chưa thật sự là một bức tranh sáng màu, vẫn còn có những mảng tối (hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng). Điều đó đòi hỏi phải tìm ra nguyên nhân sâu xa việc sử dụng VCĐ chưa đạt hiệu quả cao của DN để đưa DN hậu CPH từng bước đạt được những nấc thang cao hơn về hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội cho DN nói riêng, cho cộng đồng, nền kinh tế nói chung. Vấn đề này sẽ được tác giả luận văn tiếp tục phân tích trong những tiết, chương sau của luận văn.

Do đặc thù ngành nghề của từng DNCNCP mà số vòng quay hàng tồn kho nhiều ít khác nhau. Tuy nhiên, nếu DN nào lượng hàng tồn kho tăng là nhân tố làm cho đồng vốn nằm chết sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng VLĐ.Vòng quay VLĐ là biểu hiện của số lần luân chuyển VLĐ trong một thời kỳ nhất định, thường được xác định là 1 năm. Vòng quay này cao hay thấp phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển VLĐ và điều này cho thấy việc sử dụng VLĐ có hiệu quả hay không. Chỉ tiêu vòng quay VLĐ có sự khác nhau tương đối giữa các DNCNCP đã khảo sát, nhưng nhìn chung cần phải tăng tốc vòng quay VLĐ tại từng DN để có thể sử dụng VLĐ tốt hơn.

Hiệu quả sử dụng VLĐ được đo bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận ròng trong kỳ với VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ. ý nghĩa của chỉ tiêu này là nếu bỏ ra 1 đồng VLĐ thì DNCNCP sẽ thu được về bao nhiêu đồng lợi nhuận.Việc sử dụng VLĐ ở DNCNCP của thành phố Đà Nẵng chưa được hiệu quả, 1 đồng VLĐ bỏ ra thu về 0,061 đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VLĐ cho biết để đạt được 1 đồng doanh thu thì DN phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Do vậy, nếu chỉ tiêu này càng nhỏ cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ cao và sự tiết kiệm nguồn vốn ngày càng nhiều của DN và ngược lại. Chỉ số này trung bình tại các DNCNCP của thành phố Đà Nẵng là 0,278; so với mặt bằng chung của các công ty CP, DNNN chưa CPH là chấp nhận được. Tuy nhiên, cần phải cải thiện nhiều hơn nữa trong sử dụng VLĐ để chỉ số này ngày càng nhỏ tại DNCNCP.

Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn tại DNCNCP của thành phố Đà Nẵng có thể thấy rằng những năm qua việc sử dụng đồng vốn của các công ty CP đã khảo

sát là tương đối có hiệu quả nhưng chưa cao (như việc sử dụng VCĐ của Công ty CP thuỷ sản Đà Nẵng). Nó cũng cho thấy những dấu hiệu đột biến về cách thức và hiệu quả sử dụng vốn buộc các DNCNCP cần có những biện pháp phòng ngừa và thận trọng hơn trong những năm tiếp theo.

Những thành công trong việc sử dụng vốn tại DNCNCP của thành phố Đà Nẵng là không thể phủ nhận được. Thực tế đã chứng minh các DNCNCP đã sử dụng đồng vốn tạo nên sự phát triển của các DN về vốn chủ sở hữu, tăng vốn điều lệ, tăng doanh thu, tăng thu nhập bình quân cho người lao động, tăng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… Tuy nhiên, công tác sử dụng vốn tại DNCNCP của Đà Nẵng trong các năm qua cũng không phải là không còn những tồn tại, vướng mắc nhất định cần phải “mổ xẻ” chi tiết, tìm ra nguyên nhân từ đó đề ra giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 54 - 60)