0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đánh giá tiến trình cổ phần hoá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA CỦA ĐÀ NẴNG PPTX (Trang 41 -44 )

Thực hiện CPH theo chủ trương của Đảng và Nhà nước mà thành phố Đà Nẵng triển khai từ năm 1997 đến 2005 đã hình thành một loại hình DN có nhiều chủ sở hữu vốn; nâng cao năng lực tổ chức quản lý, điều hành của công ty CP; trình độ tay nghề của người lao động được nâng lên, thực hiện sự giám sát chặt chẽ hơn trong trong sản xuất kinh doanh; một số DN đã thay đổi phương thức kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cả nội và ngoại lực để đầu tư phát triển.

Trong 5 năm (2001-2005), nhiều DN đã huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ như Công ty CP công nghiệp và xây dựng điện, Công ty CP xây dựng miền Trung, Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn, Công ty CP kỹ thuật thuỷ sản đã thể hiện sự tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và thể hiện sự thống nhất ý thức trong việc xây dựng và phát triển công ty cổ phần của các cổ đông.

Đa số DN CPH cho rằng tình hình tài chính sau CPH tốt hơn so với trước chuyển đổi. Hầu hết các công ty CP đều có lãi, tổng số lãi bình quân trước thuế tăng so với trước CPH gần gấp 2 lần. Các công ty CP đều thực hiện chia cổ tức hàng năm, có thể trả cổ tức dưới nhiều hình thức như bằng cổ phiếu, tiền mặt, tài sản,…Theo số liệu báo cáo, ước thực hiện của các DN đã CPH trong thời gian qua cho thấy, cổ tức bình quân sau CPH giai đoạn 2001-2005 là 9% trên vốn điều lệ (lợi nhuận trên vốn điều lệ là 15,3%). Nhiều DN có mức cổ tức cao và ổn định như Công ty CP cơ khí công nghiệp và hoá chất (CPH năm 1998) qua hơn 6 năm hoạt động mức cổ tức vẫn cao nhất (trung bình trên 30%) trong số 19 công ty cổ phần hoạt động trên 9 tháng; tiếp đến là các Công ty CP công nghiệp và xây dựng điện, Công ty CP kỹ thuật thuỷ sản,…

So sánh chỉ tiêu này với các công ty Nhà nước của thành phố Đà Nẵng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2005 cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của

DN CPH tăng gần gấp 4 lần của công ty Nhà nước, thu nhập bình quân cũng tăng hơn 18%.

Nhìn chung, các DN CPH đều duy trì được tốc độ phát triển, có một số công ty CP thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại đã giảm mạnh doanh số do thay đổi phương cách kinh doanh (không thực hiện mua bán nợ sản phẩm) nhưng doanh thu bình quân sau CPH vẫn không giảm hơn so với trước CPH. Một số DN đã có mức tăng doanh thu cao như Công ty CP thuỷ sản tăng trên 3 lần, Công ty CP xi măng Ngũ Hành Sơn tăng trên 2 lần, Công ty CP xây dựng miền Trung tăng 7 lần,…

Các công ty CP đã ổn định được việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động. Số lao động trong các DN sau CPH không giảm so với trước CPH (trừ một bộ phận lao động dôi dư được hưởng chính sách tại thời điểm CPH), thu nhập của người lao động cũng được nâng lên so với trước CPH mức tăng thu nhập trên 30%, bình quân trên 1,3 triệu đồng/người/tháng, nhiều công ty CP có mức thu nhập bình quân 1,5- 1,6 triệu đồng/người/tháng [42, tr.4].

Công việc CPH DNNN của thành phố Đà nẵng trong những năm qua đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu, song so với yêu cầu chung việc thực hiện CPH vẫn còn chậm. Tính đến cuối năm 2005 đã có 21 DN được CPH bằng 65% kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ duyệt đến hết năm 2006. Do một số nguyên nhân sau:

- Một số ngành chức năng chưa thật sự quan tâm đến việc chỉ đạo của thành phố, coi công việc CPH như là công tác của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN thành phố. Một bộ phận khá đông cán bộ quản lý, lãnh đạo DN còn thờ ơ với tiến trình CPH, chưa muốn CPH, muốn giữ nguyên DNNN để hoạt động với nhiều lý do khác nhau như: lo lắng CPH DNNN sẽ mất chức, mất quyền, mất lợi ích cá nhân; lo sợ có sự phân biệt đối xử giữa những người làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân với khu vực kinh tế Nhà nước;…việc nhận thức của người lao động tại DN về công ty CP, những vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông,…bị hạn chế. Do đó, người lao động ít quan tâm đến việc tham gia mua cổ phiếu, xây dựng phát triển công ty, lo sợ rủi ro trong đầu tư mua cổ phiếu, nhất là lo tình trạng tham nhũng, lãng phí, năng lực yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành DN,… Vì thế, thời gian tiến hành CPH một số DN vẫn còn kéo dài.

- Những chính sách, hướng dẫn chưa kịp thời của các Bộ, ngành cũng có tác động đến việc CPH DNNN như: chính sách xử lý nợ, chính sách về bán cổ phần Nhà nước, về quản lý vốn Nhà nước hoặc việc hạn chế mua cổ phần của cán bộ lãnh đạo DN, công chức chưa được nhất quán bằng văn bản cụ thể,… Vấn đề cụ thể như sau:

+ Việc bán cổ phần ra bên ngoài thông qua tổ chức tài chính trung gian được quy định cho DN có CP bán ra từ 1 tỷ đồng trở lên đã làm cho chi phí CPH của các DN tăng lên, thực tế không làm cho việc mua, bán cổ phần sôi động hơn. Các DN ít động viên người lao động trong công ty tham gia mua cổ phần thêm ngoài cổ phần ưu đãi. Vì thế, nhiều cuộc bán đấu giá không thành công hoặc có rất ít nhà đầu tư tham gia, phải tổ chức lại nhiều lần làm phát sinh chi phí CPH và kéo dài thời gian Đại hội cổ đông thành lập công ty CP.

+ Việc xử lý công nợ tuy có nhiều tích cực hơn so với trước nhưng vẫn còn những khó khăn do chưa đồng bộ, nhất là xử lý các khoản nợ lãi treo của ngân hàng và Quỹ hỗ trợ phát triển khi DN bị thua lỗ, mất vốn. Các văn bản không quy định thời gian tối đa cho việc xử lý các khoản nợ này đã kéo dài quá trình CPH.

- Việc xác định giá trị DN tuy đã thực hiện thông qua tổ chức định giá trung gian nhưng do có quá nhiều tổ chức tham gia trong việc định giá trị DN, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc định giá, việc xác định giá trị lợi thế của DN (vị trí, thương hiệu,…) cũng chưa cụ thể, rõ ràng; thủ tục phê duyệt phương án CPH còn chưa tinh giản nên thời gian để tiến hành CPH DNNN của thành phố bị kéo dài.

- Việc xử lý lao động dôi dư từ Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy nhanh hơn việc thực hiện CPH và làm yên tâm người lao động, giảm gánh nặng cho DN. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi chưa có quy định chính thức của Chính phủ về khoản trợ cấp này, các DN CPH sẽ khó khăn và lúng túng khi xây dựng kế hoạch về xử lý lao động dôi dư.

Ngoài ra, còn có những tồn tại hậu CPH các DNNN của thành phố Đà Nẵng như: - Vấn đề giá trị DN, chưa có cơ quan thống nhất đánh giá việc quản trị công ty hậu CPH, đặc biệt trong việc chấp hành điều lệ tổ chức hoạt động công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp để hướng dẫn hoặc khuyến cáo các DN thực hiện đúng quy định của

pháp luật về cổ đông, đại hội cổ đông, biểu quyết của cổ đông hoặc những vấn đề về chuyển nhượng cổ phần khi chưa tham gia thị trường chứng khoán…

- Chưa có quy định thống nhất cơ quan cung cấp thông tin cho DN sau CPH hoặc thống nhất để DN ghi tiêu đề khi thực hiện báo cáo.

- Việc thực hiện chứng nhận tài sản gắn liền với bất động sản để DN thực hiện vay vốn tín dụng chưa được quy định cụ thể nên ảnh hưởng đến tiếp cận vốn cho kinh doanh của DN.

- Vấn đề giám sát của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng của Nhà nước cần được quy định cụ thể, rõ ràng, khi kết thúc năm phải có sự quyết toán thuế hoặc xác nhận thuế để DN thực hiện phân chia cổ tức.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP SAU CỔ PHẦN HÓA CỦA ĐÀ NẴNG PPTX (Trang 41 -44 )

×