Kết hợp chặt chẽ khai thác nguồn vốn trong nước và tăng cường huy động vốn nước ngoài, vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ va

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 68 - 70)

động vốn nước ngoài, vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngoài nước giữ vai trò quan trọng

Đây là một quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước, tác giả luận văn chỉ xin làm rõ một số nội dung liên quan làm luận cứ cho một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại DNCNCP của Đà Nẵng.

Thực hiện cơ chế mở cửa, nước ta dần trở thành một mắt xích quan trọng trong phân công và hợp tác lao động quốc tế. Hội nhập với cộng đồng thế giới là phù hợp với quy luật và xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá; xu hướng đó đã tạo điều kiện cho các

nước trao đổi hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên nguyên tắc cùng có lợi và đảm bảo chủ quyền của mỗi nước. Thực tế trong những năm qua chúng ta đã tranh thủ tận dụng các cơ hội để thu hút các nguồn vốn ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mua thiết bị trả chậm với cơ số thấp, viện trợ không hoàn lại, liên doanh liên kết với nước ngoài, người nước ngoài, Việt kiều đầu tư vốn qua việc mua cổ phiếu,… đó là lợi thế trong chiến lược huy động vốn ở nước ta nói chung, cho DNCNCP nói riêng.

Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới cũng đã chứng minh, hầu hết các nước phát triển được cũng phải trông chờ vào nguồn vốn huy động từ nước ngoài, không một nước nào lại dựa hoàn toàn vào nguồn vốn trong nước. Tuy nhiên, mức độ huy động vốn nước ngoài là bao nhiêu thì mỗi nước có một chiến lược khác nhau và mức độ hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài của các nước cũng khác nhau. Việc huy động vốn nước ngoài phải được tính toán cẩn thận và hết sức thận trọng, đặc biệt là phải quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả không phụ thuộc quá nhiều vào vốn nước ngoài, không ỷ lại trông chờ vào vốn nước ngoài mà phải luôn luôn coi vốn trong nước giữ vị trí quyết định.

Vốn trong nước tạo lập sức mạnh nội sinh của nền kinh tế, hạn chế những tiêu cực phát sinh về kinh tế, chính trị, xã hội do nước ngoài gây nên, tạo ra các điều kiện cần thiết để hấp thụ vốn nước ngoài, đó là những điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ, văn hoá, lao động.

Đối với DNCNCP, nguồn vốn trong nước chính là nguồn vốn vay ngân hàng trong nước, các nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn thu từ việc phát hành cổ phiếu công ty; nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, người thân của “cổ đông- người lao động”,…

Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là sự nghiệp của toàn dân, phải dựa vào sức dân là chủ yếu, chỉ có dựa vào nguồn vốn trong dân, khai thác tối đa tiềm năng vốn trong dân mới tạo ra được sự phát triển bền vững của nền kinh tế, phải coi trọng sức mạnh tiềm tàng trong dân cư.

Từ quan điểm này cho thấy, đối với từng DNCNCP, phải khai thác, sử dụng triệt để vốn sẵn có của DN mình, từ đó nếu thiếu vốn sản xuất kinh doanh mới huy động bên ngoài (nguồn trong nước, ngoài nước). Phải đặc biệt coi trọng vốn sẵn có của DNCNCP, coi đây là nguồn nội lực có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện vốn của DNCNCP còn thiếu, quy mô vốn còn nhỏ bé muốn phát triển nhanh, mạnh DN vẫn phải dựa vào vốn đi

vay (ngân hàng, tín dụng) hoặc vốn góp cổ phần qua hình thức liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài; phát hành cổ phiếu công ty,… Song nhìn quá trình phát triển lâu dài của DNCNCP thì nguồn vốn vay bên ngoài chỉ giữ vị trí quan trọng, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 68 - 70)