Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp công nghiệp cổ phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 30 - 34)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của bản thân DNCNCP mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, đó là vấn đề sống còn trong môi trường cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, là giải pháp tích cực nhất nhằm giải quyết sự đòi hỏi tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu khách quan trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

Sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần làm tăng số lượng và giá trị TSCĐ, TSLĐ của DN và của xã hội, hình thành những tiềm lực sản xuất mới, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN và của cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một tất yếu khách quan trong các DNCNCP được biểu hiện trên các mặt sau:

- Củng cố vai trò của các DNCNCP trong nền kinh tế.

- Khắc phục thực trạng sử dụng vốn chưa hiệu quả trong các DNNN sau CPH. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tạo thêm vốn đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH đất nước.

Mỗi DN là một tế bào của nền kinh tế; vì vậy, đổi mới và phát triển DNCNCP là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn tạo điều kiện đầu tư theo chiều sâu nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, tập trung cho các chặng công nghệ có tính chất quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh trạnh của DNCNCP và của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Chính điều này quyết định thành công hay thất bại trong cạnh tranh của DNCNCP. Nếu các DNCN sau CPH chậm đổi mới quản lý và công nghệ thì không những bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và hội nhập mà còn không đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường đối với các thành phần kinh tế khác. Hơn thế nữa, đến khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, nếu DNCN sau CPH không đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị thì sẽ không đủ điều kiện để ứng dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm và sẽ mất thời cơ kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đồng nghĩa với việc tạo thêm vốn, hình thành những tiềm lực sản xuất mới tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo nhiều việc làm, dễ chuyển đổi phương án sản phẩm, hình thành những mũi nhọn trong từng bước phát

triển kinh tế đất nước. Nhờ vậy, sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xác lập một cơ cấu hợp lý đa ngành, trong đó hình thành các ngành trọng điểm và mũi nhọn có tính hướng ngoại, năng động, bền vững và hiệu quả, tạo sự kết hợp tối ưu giữa cơ cấu ngành với cơ cấu vùng, lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế, nâng cao tỷ trọng và tốc độ phát triển của khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ so với khu vực sản suất nông nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế chiều sâu, kinh tế tri thức.

Các DNCNCP đang đứng trước sự thách thức có tính chất quốc tế cạnh tranh kỹ thuật cao, cạnh tranh nhân tài, cạnh tranh chất lượng và chủng loại sản phẩm. Nếu cứ dựa vào phương thức kinh doanh cũ thì không thể thích ứng được yêu cầu cạnh tranh thế giới. Đứng trước thách thức lớn ấy, các DNCNCP phải chuyển sang kinh doanh theo chiều sâu, bắt nhịp với xu thế hình thành nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức, kinh tế chiều sâu là mô hình kinh tế mà sự vận hành và phát triển của nó sẽ được quyết định chủ yếu bởi nguồn năng lượng đặc biệt là tri thức, chất xám, cho nên trong sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hàm lượng tri thức chiểm tỷ trọng ngày càng cao; giá trị của sản phẩm phụ thuộc vào giá trị của yếu tố công nghệ, tri thức, trí tuệ lớn hơn nhiều so với các yếu tố truyền thống như vốn, tài nguyên và nguyên, nhiên vật liệu.

- Tăng khả năng hội nhập với cộng đồng thế giới.

Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại. Thách thức lớn nhất của Việt Nam khi hội nhập là phải chấp nhận luật chơi quốc tế. Các DN Việt Nam thì thách thức lớn là phải nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, mà điều này liên quan trực tiếp đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của DN. Điều đó buộc các DN phải có những biện pháp khả thi để cắm rễ sâu ngay trong thị trường nội địa và vươn ra thị trường thế giới. Để đạt được điều đó, các DN nói chung DNCN sau CPH nói riêng phải thực hiện cải thiện chất lượng và chiến lược kinh doanh của mình. Biện pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả hoạt động của DN cần tập trung vào một số vấn đề: cải tiến phương thức quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ gắn với năng lực quản lý và trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên trong DN, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới tiếp thị để tạo thêm giá trị sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc xác định

đúng phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của DN, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn cho sản phẩm, các sản phẩm mới được sản xuất, từng bước cải thiện môi trường kinh doanh của DN.

Kết luận chương 1

Hiệu quả sử dụng vốn của DN nói chung, DNCN sau CPH nói riêng không chỉ là vấn đề quan tâm của các nhà sản xuất kinh doanh, của các nhà nghiên cứu mà còn là vấn đề quan tâm của Chính phủ trong tiến trình cải cách, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN tại Việt Nam hiện nay.

Trước khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn trong DNCN sau CPH phải xem xét vốn và vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh của DN, tiếp theo đó là nghiên cứu đến các quan điểm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn để tìm ra khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn.

Từ tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho thấy, đầu tư phát triển DNCN sau CPH, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt và cấp bách để đổi mới và phát triển DNCN sau CPH.

Từ quan niệm hiệu quả sử dụng vốn chỉ là một mặt của hiệu quả kinh doanh, do vậy phải đánh giá và xem xét hiệu quả sử dụng vốn ở tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ việc nghiên cứu hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh, luận văn đã đề ra hệ thống chỉ tiêu kinh tế chủ yếu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ở các DNCNCP.

Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn của DNCN sau CPH chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài như môi trường kinh tế, chính trị thế giới, cơ chế chính sách của Nhà nước, lao động, công nghệ,… Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn là cơ sở đề ra những biện pháp thiết thực nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNCN sau CPH.

Chương 2

Thực trạng sử dụng vốn trong các doanh nghiệp công nghiệp sau Cổ phần hoá của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 30 - 34)