Phương hướng và phương án kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp cổ phần

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 26 - 27)

nghiệp cổ phần

Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của DN. Bởi vậy, phương hướng và phương án kinh doanh của DN có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn. Phương hướng và phương án kinh doanh phải được xây dựng trên cơ sở nhận biết thị trường, dự đoán thị trường và nắm bắt những cơ hội trong kinh doanh để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả sản phẩm. Như vậy, sản phẩm mới có thể tiến hành bình thường, TSCĐ mới có điều kiện phát huy hết công suất, người lao động trong DN mới có thu nhập, VLĐ mới luân chuyển nhanh và khi đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao. Ngược lại, nếu không lựa chọn đúng đắn phương hướng và phương án kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường, hàng hóa không bán được hoặc bán chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp.

Việc xác định đúng đắn phương hướng sản xuất kinh doanh sẽ quyết định phương hướng đầu tư của DN và việc phân bổ các nguồn vốn thích hợp. Việc đảm bảo vốn kịp thời, bố trí vốn hợp lý, sử dụng chúng một cách có hiệu quả là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của vốn huy động, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ trọng của vốn huy động trong tổng số vốn của DN.

Từ phương hướng sản xuất kinh doanh của DN sẽ quyết định đến cơ cấu tài sản: tỷ trọng TSCĐ, TSLĐ trong tổng tài sản của DN, quyết định tỷ trọng vốn dài hạn, ngắn hạn trong tổng vốn của DN, quyết định mức huy động vốn cho mỗi kỳ sản xuất kinh doanh. Khi doanh lợi vốn cao hơn lãi suất vốn vay, tức là lợi nhuận của DN gia tăng, thì khi có nhu cầu về vốn DN thường chọn hình thức vay vốn và như vậy, tỷ trọng các khoản nợ sẽ gia tăng. Ngược lại, khi doanh lợi vốn thấp hơn lãi suất vay thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ tăng. Như vậy, đòi hỏi một chính sách huy động vốn hợp lý luôn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của DN, không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và với mức chi phí huy động hợp lý không những có

tác dụng tiết kiệm vốn kinh doanh, hạn chế sự lãng phí trong sử dụng vốn, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNCNCP.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 26 - 27)