Thực hiện việc cung cấp thông tin về tài sản cố định cho các cổ đông

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 74)

Để đảm bảo các quyền và lợi ích cơ bản của cổ đông như: quyền được nhận những thông tin quan trọng về hoạt động của công ty; quyền tham gia quản lý, giám sát các hoạt động của DN về TSCĐ thông qua cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của chủ sở hữu trong DN (Đại hội cổ đông); … cổ đông chủ yếu quan tâm tới kết quả và hiệu quả của khoản đầu tư dưới hình thức cổ phần hơn là những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh như vốn, tài sản, đầu tư,… Tuy nhiên, các DNCN sau CPH ở Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng có đặc thù riêng với một cơ cấu đông đảo cổ đông là người lao động mà đặc điểm “cổ đông - người lao động” là có tính phân tán và rời rạc. Do vậy, trên thực tế, cổ đông - người lao động chỉ được “ứng xử” như các cổ đông cá nhân thông thường, thậm chí xét về số lượng cổ phần nắm giữ thì từng cá nhân người lao động là những cổ đông nhỏ nhất, nhỏ hơn cả cổ đông cá nhân từ bên ngoài. Với cách tiếp cận như thế, DN cần cung cấp thông tin đầy đủ cho cổ đông về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như về hiệu quả sử dụng TSCĐ, VCĐ thực hiện tại các kỳ Đại hội cổ đông để cổ đông người lao động biết được hoạt động của DN, không cảm thấy bị đứng ngoài DN, để có được tâm lý mình là chủ sở hữu của DN, để cổ đông người lao động không coi DNCN sau CPH là “người vay” và họ chỉ là “người cho vay vốn”. Từ đó, tạo động lực mạnh mẽ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cổ đông người lao động trong việc vận hành, sử dụng TSCĐ một cách tối ưu nhất, tạo nên một khối thống nhất, một hệ thống vận hành trơn tru ở tất cả các bộ phận góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 74)