Việc huy động vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng vốn của DN, bởi vì, nếu hoạt động huy động vốn và cơ chế tạo vốn không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của DN. Đối với các DNCNCP, cơ chế huy động vốn đã có những thay đổi nhất định và được điều chỉnh phù hợp với cơ chế kinh tế. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các chính sách, chế độ, quy định,… của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về huy động vốn, về tạo vốn cho DN nói chung, DNCN sau CPH nói riêng đã từng bước được điều chỉnh.
- Trong cơ chế bao cấp, với đặc trưng là Nhà nước kiểm soát hoàn toàn vốn của DN, DN phụ thuộc vào vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và không phát huy được tính chủ động sáng tạo.
- Cơ chế huy động vốn trong môi trường có điều tiết của Chính phủ:
Đặc trưng của kiểu cơ chế này là sự mở rộng hơn các kênh thu hút vốn cho DN và đa dạng hóa các hình thức huy động với các công cụ tài chính khác nhau. Tuy nhiên, các DN phải tuân thủ các quy đinh chặt chẽ của Chính phủ và bị kiểm soát tương đối nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, ủy ban chứng khoán Nhà nước,... hoạt động huy động vốn của DN bị kiểm soát về một số mặt như: phương thức huy động vốn, công cụ tài chính sử dụng, hạn mức vốn vay, cơ chế báo cáo.
- Cơ chế huy động vốn của DNCNCP trong cơ chế thị trường:
Đây là kiểu cơ chế hoàn toàn dựa vào các động lực kinh tế và cung cầu vốn trên thị trường để định hướng cho DN trong quá trình thu hút các nguồn tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Một xu thế đang nổi lên là quá trình phi điều tiết hóa đối với hoạt động thu hút các nguồn tài chính của DN. Hiện nay, hầu hết các nước công nghiệp phát triển đang áp dụng phổ biến mô hình này. Tuy nhiên, mức độ tự do hóa và kiểm soát của chính phủ ở các quốc gia có những sắc thái khác nhau.
nay được quy định trong chương IV về công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006.