Quan điểm về huy động và sử dụng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp công nghiệp cổ phần của Đà Nẵng giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 67 - 68)

cổ phần của Đà Nẵng giai đoạn 2006 - 2010

Văn bản pháp luật đầu tiên về CPH DNNN là Quyết định số 143/HĐBT ngày 10-5- 1990. Tiếp theo, Chính phủ ban hành Chỉ thị 202/CP ngày 08/6/1992 và sau đó vài tháng ban hành tiếp Chỉ thị số 84/TTg ngày 04/3/1993 về việc CPH DNNN.

Sau 3 năm thực hiện thí điểm CPH DNNN, ngày 07/5/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 28/CP về “Chuyển một số DNNN thành công ty CP”. Gần 1 năm sau, Chính phủ ban hành tiếp Nghị định số 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP. Các quy định của Nghị định số 28/CP và 25/CP đã tạo ra được cơ sở pháp lý khá vững chắc để chuyển các DNNN sang hình thức công ty CP. Các văn bản này đã quy định mục tiêu, điều kiện, thủ tục CPH, thêm quyền cho phép CPH, quyền và lợi ích người lao động khi DNNN được CPH.

Ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/CP về chuyển DNNN thành công ty CP. Khác với Nghị định số 28/CP, Nghị định số 44/CP có thêm các quy định về hình thức CPH, về quyền mua cổ phần trong DN CPH, các vấn đề liên quan đến định giá tài sản của DNNN CPH. Việc ban hành Nghị định 44/CP trong thực tế đã thúc đẩy CPH tiến nhanh hơn một bước.

Tốc độ CPH sau Nghị định 44/CP tuy được đẩy nhanh hơn, song so với số lượng gần 6.000 DNNN đang tồn tại ở thời điểm đó, có thể thấy đổi mới, sắp xếp DNNN tiến triển chậm. Để tạo thêm động lực mới cho tiến trình CPH, Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển đổi DNNN thành công ty CP. Với 36 điều, Nghị định 64/CP đã quy định nhiều vấn đề cụ thể hơn về tiến trình CPH. Rút kinh nghiệm của các văn bản pháp luật trước đây về CPH, Nghị định 64/CP đã điều chỉnh một số vướng mắc mà trong quá trình CPH theo các văn bản pháp luật trước đây

không giải quyết được. Đó là những vấn đề liên quan đến định giá tài sản DNNN, việc xử lý nợ của DNNN trước khi CPH, vấn đề phát hành cổ phần,…

Và gần đây nhất, Nghị định 187/2004/NĐ-CP với 8 chương, 43 điều ngày 16/11/2004 đã đưa ra các giải pháp để tháo gỡ các vướng mắc cho các doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty CP, trong đó có nhiều giải pháp về tài chính, về vốn.

Thông qua các giải pháp tài chính để hỗ trợ các DNNN CPH xử lý triệt để các vấn đề: nợ và tài sản tồn đọng, lỗ luỹ kế, lao động dôi dư…. đã tạo điều kiện cho các công ty CP hậu CPH hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn, không phải lo xử lý những tồn tại do DNNN để lại như trước đây.

Thực hiện quan điểm, chủ trương, chính sách về CPH DNNN của Đảng và Nhà nước, thành phố Đà Nẵng đạt được kết quả CPH như đã trình bày trong chương 2 của luận văn.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của DNCNCP, để có vốn hoạt động là một điều không đơn giản, có vốn chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để đạt được nhiều vốn và phải sử dụng như thế nào để có hiệu quả tối ưu nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn huy động được. Huy động đủ vốn mới có điều kiện để thực hiện những mục tiêu đề ra, sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện để DNCNCP đảm bảo đạt được lợi ích của nhà đầu tư, của người lao động, của các cổ đông, của Nhà nước; mặt khác, đó cũng chính là cơ sở để DNCNCP có thể huy động vốn được dễ dàng.

Việc huy động và sử dụng vốn của DNCNCP cần phải được dựa trên các quan điểm sau đây:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa của Đà Nẵng pptx (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)